Bài giảng Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527 )
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới
- Trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua, vua nắm trực tiếp mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội
+ Giúp việc cho vua có các đại thần, 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn
- Địa phương: thời Lê Thánh Tông cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu là 3 ti phụ trách; dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã
2. Tổ chức quân đội
- Tổ chức theo chính sách “ngụ binh ư nông”
- Quân đội gồm hai bộ phận quân triều đình và quân địa phương.
- Gồm nhiều loại binh chủng và vũ khí.
- Cử quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ vùng biên giới.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527 )", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527 )
Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527 ) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT 1. Tổ chức bộ máy chính quyền Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới ĐỊA PHƯƠNG 13 ĐẠO THỪA TUYÊN (Đô ti, Hiến ti, Thừa ti) PHỦ (Tri phủ) CHÂU (Tri châu) HUYỆN (Tri huyện) XÃ (Xã trưởng) 2. Tổ chức quân đội Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. Quân đội có 2 bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn (Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày các điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thươc, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư) 3. Luật pháp Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức. Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. 3. Luật pháp - Năm 1483 Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Quốc triều Hình luật (còn gọi là luật Hồng Đức) - Nội dung chính: học SGK/96 1. Kinh tế a. Nông nghiệp - Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, chia làm nhiều phiên thay nhau về quê sản xuất - Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê cũ. - Đặt ra một số cơ quan chuyên tránh - Thực hiện phép quân điền. - Khuyến khích sản xuất. → sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển Đồ ngự dụng dành riêng cho Vua thời Lê Sơ. (Di tích Hoàng thành Thăng Long) Đồ gốm Bát Tràng Một cơ sở làm gốm Bát Tràng hiện nay c. Thương nghiệp Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ “Trong dân gian, hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ của chợ cũ để tránh tình trạng giành tranh khách hàng của nhau” (Điều lệ họp chợ-Đại Việt sử kí toàn thư) Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. c. Thương nghiệp - Trong nước: khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. - Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì chủ yếu ở một số cửa khẩu. 2. Xã hội - Giai cấp nông dân chiếm đại đa sô dân cư trong xã hội. - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông. - Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. “Khoa cử các thời thịnh nhất là đời Hồng Đức (thời vua Lê Thánh Tông). Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọ người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém” (Lịch triều hiến chương loại chí) Thầy đồ ở làng dạy học trò tại nhà Các tân khoa bái lạy cảm tạ Thời Lê Thánh Tông (1640–1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội. 2. Văn hóa, khoa học, nghệ thuật a. Văn học Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ, nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. ỨC TRAI THI TẬP (do Dương Bá Cung sưu tầm, biên soạn năm 1480 ) gồm 105 bài thơ bằng chữ Hán b. Khoa học Sử học có các tác phẩm Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế Địa lí có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thắng đồ. Y học có Bản thảo thực vật toát yếu. Toán học có Đai thành toán pháp, Lập thành toán pháp. c. Nghệ thuật Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhac, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa) Điêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. Hát chèo Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ khá nhiều bia cổ, nổi bật nhất là bia Vĩnh Lăng Hoạt động tìm tòi, vận dụng
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_7_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le_so_1428_152.pptx