Bài giảng Vật lí 7 - Bài 29 : An toàn khi sử dụng điện - Lê Thị Lan Hương

I. Dòng điện qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:

1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:

. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:

-Nhớ lại tác dụng sinh lí của dòng điện.

-Tìm hiểu mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người cho dưới đây:

Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện.

*Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.

* Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.

II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:

ppt 17 trang minhvy 15/10/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 7 - Bài 29 : An toàn khi sử dụng điện - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vật lí 7 - Bài 29 : An toàn khi sử dụng điện - Lê Thị Lan Hương

Bài giảng Vật lí 7 - Bài 29 : An toàn khi sử dụng điện - Lê Thị Lan Hương
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HiỂU BÀI MỚI 
 An toàn khi sử dụng điện
 GV: LÊ THỊ LAN HƯƠNG BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm:
 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
 Nhớ lại thí nghiệm với bút thử điện ở bài 22
 C1 Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng 
 đèn của bút thử điện sáng?
 Tay cầm phải tiếp xúc với đầu kim 
 loại ở phía trên của bút thử điện và 
 chạm bút vào ổ điện. 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
 2
 1
 + -
 K
 Cầu chì Công tắc
 ắc qui
 Dòng điện có thể đi qua ..cơ thể người khi chạm vào 
 mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
 1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
 + - + -
 K K
 A A
 Ampe kế chỉ I1 Ampe kế chỉ I2 BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Dòng điện qua cơ thể 
người có thể gây nguy 
 C2
hiểm: So sánh I1 với I2 và nêu 
 nhận xét: 
II. Hiện tượng đoãn Khi bị đoản mạch dòng 
mạch và tác dụng của điện trong mạch có cường 
cầu chì: độ lớn hơn
 1. Hiện tượng đoản 
 mạch (ngắn mạch) BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
III. Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
 Dưới đây là một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện:
 1. Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 
 40V.
 2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
 3. Mạch điện dân dụng gồm hai dây là dây “nóng” và dây 
 “nguội”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được 
 nối đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể 
 người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm với cơ 
 thể người. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân 
 dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
 4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó 
 mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người 
 cấp cứu. BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
C6 -Ở hình 29.5a, lõi dây 
 điện có chỗ bị hở, nếu 
 vô ý chạm phải có thể bị 
 điện giật rất nguy hiểm.
 Cách khắc phục: Dùng 
 băng keo cách điện bọc 
 nhiều lớp thật kín lõi dây 
 (trước đó cần ngắt điện 
 hoặc rút nắp cầu chì)
 hình 29.5a C6 BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
-Ở hình 29.5c, người phụ nữ này 
đang sửa bóng đèn, chân không 
mang dép em bé lại đóng công tắc 
điện, nên dòng điện có thể đi qua 
cơ thể người phụ nữ gây ra điện 
giật
Cách khắc phục: Không được 
đóng công tắc công tắc điện trong 
khi sửa chữa điện (thí dụ như khi 
thay bóng đèn). Khi sửa chữa điện 
cần đứng trên một vật (như mang 
ủng cao su, đi dép nhựa, đứng trên 
ghế nhựa, ghế gỗ khô,) để cách 
điện với đất và sàn nhà. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Học ghi nhớ sách giáo khoa
-Ôn bài tiếp theo bài 25 đến bài 29 
chuẩn bị cho thi học kì II
-Đọc phần có thể em chưa biết
-Làm bài tập 29.1 – 29.3 sách bài tập
-Tìm hiểu trước Bài 30:
Tổng kết chương III – Điện Học
 + Phần tự kiểm tra soạn vào tập bài 
học.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_7_bai_29_an_toan_khi_su_dung_dien_le_thi_la.ppt