Bài giảng Vật lí 7 - Chủ đề: Sự nhiễm điện do cọ xát hai loại điện tích - Huỳnh Thị Kim Thanh
I. Vật nhiễm điện.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm bóng đèn của bút thử điện sáng. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
II.Hai loại điện tích:
-Có hai loại điện tích là điện tích âm(-) và điện tích dương(+)
-Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
-Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 7 - Chủ đề: Sự nhiễm điện do cọ xát hai loại điện tích - Huỳnh Thị Kim Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vật lí 7 - Chủ đề: Sự nhiễm điện do cọ xát hai loại điện tích - Huỳnh Thị Kim Thanh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAM LÂM TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG Nội dunghọc sinh tự học ở nhà VẬT LÝ 7 GIÁO VIÊN: HUỲNH THỊ KIM THANH Chủ đề:SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. Vật nhiễm điện.HAI LoẠI ĐiỆN TÍCH - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm bóng đèn của bút thử điện sáng. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. II.Hai loại điện tích: -Có hai loại điện tích là điện tích âm(-) và điện tích dương(+) -Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau -Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron II. Vận dụng. C2. Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? Trả lời. Khi thổi bụi trên mặt bàn bụi bay đi vì khi đó mặt bàn chưa bị nhiễm điện nên không hút được bụi. Cánh quạt quay cọ xát với không khí và cánh quạt bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt là nơi cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám nhiều nhất. II. Vận dụng. Câu1. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác. B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. C. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút vật khác. BÀI TẬP II. Vận dụng. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện? A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt. B. Trái đất hút các vật ở gần nó. C. Hiện tượng sấm, sét. D. Giấy thấm hút mực. Ứng dụng sự nhiễm điện do cọ xát Trên các ô tô chở xăng, chất nổ, người ta phải treo một dây xích sắt và Text cho nó chạm xuốngText mặt đường. Text Text Khi các xe bồn chạy trên đường chúng đã bị cọ xát với Text không khí làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh, càng lâu thì điện tích sẽ càng nhiều và một lúc nào đó sẽ phóng điện. Để tránh tình trạng này, người ta đã gắn vào thùng xăng một sợi xích sắt để kéo lê dưới mặt đất nhằm truyền các hạt điện tích xuống đất. Nên không gây cháy nổ. Ứng dụng trong thực tế Dùng một tờ giấy để gần màn hình của tivi hoặc máy vi tính, tờ giấy bị hút vào. Do màn hình khi sử dụng đã bị nhiễm điện. Vì vậy khi làm việc lâu dài ở gần màn hình thì có hại cho sức khỏe. Ta cần lưu ý: + Khi sử dụng máy tính phải để mắt cách màn hình ít nhất 50cm. + Không làm việc liên tục quá lâu trên máy tính + Dùng kính chắn màn hình. TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH
File đính kèm:
- bai_giang_vat_li_7_chu_de_su_nhiem_dien_do_co_xat_hai_loai_d.ppt