Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8 - Tuần 35
Chủ đề 8: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Câu 1: Trình bày được hoàn cảnh, những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị .Theo em đây có phải là cuộc cách mạng tư sản không ? vì sao ?
a/ Hoàn cảnh:
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
b/ Nội dung:
- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản ; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế
tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá,
cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8 - Tuần 35
TUẦN 35: NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN: LỊCH SỬ 8 Chủ đề 8: Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Câu 1: Trình bày được hoàn cảnh, những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị .Theo em đây có phải là cuộc cách mạng tư sản không ? vì sao ? a/ Hoàn cảnh: - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này. b/ Nội dung: - Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. + Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản ; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... + Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. + Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. c/ Ý nghĩa: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, - Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa - Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp. d/ Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản, giải thích Câu 2: Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX : - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. Chủ đề 9: NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH Ở CHÂU Á TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: - Ở Việt Nam, đường lối canh tân của Nguyễn Tường Tộ là tận dụng thời thế để mở cửa ngoại giao, thông thương, học tập khoa học kĩ thuật phương Tây, xây dựng nền kinh tế chú trọng sản xuất hàng hoá để nâng cao sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, đợi thời giành lại độc lập lâu dài cho đất nước. 2. Hạn chế: - Đối với Nhật Bản: Mặc dù tiến lên CNTB, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. - Đối với Xiêm: Tuy không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, nhưng chịu nhiều lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh và Pháp. - Đối với Trung Quốc: Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sỹ phu cuộc cải cách chỉ tồn tại trong vòng 103 ngày. - Đối với Việt Nam: Những tư tưởng của các nhà cải cách mặc dù hết sức tiến bộ, nhưng đáng tiếc nó đã bị sự phản đối của những quan lại thủ cựu trong triều đình nhà Nguyễn, đứng đầu là vua Tự Đức. Vì vậy nó không được thực hiện, đất nước vốn đã suy yếu càng suy yếu hơn và cuối cùng bị rơi hoàn toàn vào tay thực dân Pháp. Chủ đề 10: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) 1. Nguyên nhân của chiến tranh - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt. - Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập : khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. 2. Diễn biến của chiến tranh Trình bày được sơ lược diễn biến của chiến tranh qua hai giai đoạn : - Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916) : + Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng đánh Pháp. Nga tấn công quân Đức. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe. + Chiến tranh bùng nổ, cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người. -> chiến tranh thế giới. - Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918) : + Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công + Ngày 11 - 11 - 1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh. 3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất - Chiến tranh gây nên nhiều tai hoạ cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc. Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau. * Suy nghĩ về chiến tranh: (tham khảo) Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin. Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình. Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình. Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân lọai sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột. Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đòan kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra. Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa. Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị. Có nhiều lọai chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể lọai nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt. Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói,
File đính kèm:
- de_cuong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_8_tuan_35.doc