Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Hiền
A.PHẦN VĂN HỌC :
- Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí )
- Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa.
- Nắm các khái niệm như :Truyện ngắn , tiểu thuyết, hồi kí .
- Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam.
- Nội dung chủ yếu , nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học .
- Nêu nội dung, biện pháp, ý nghĩa, thể loại của các văn bản nhật dụng .
- Học thuộc lòng những bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” . Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đó?
Các câu hỏi tham khảo :
Kể tên các truyện kí Việt nam hiện đại.
Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở học kì I lớp 8.
1. Qua văn bản “Tôi đi học”(Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc , thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ?
2.Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ?
3.Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
? Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ khoảng 5- 7 câu trong đó có sử dụng câu ghép?
4. Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc ( Nam Cao) để thấy tình người với người trong văn bản ? Tóm tắt văn bản lão Hạc? Học thuộc lòng một số đoạn văn tiêu biểu.
? Em hãy cho biết nguyên và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
? Viết một đoạn văn ngắn theo lối diễn dịch hay quy nạp nêu lên cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Hiền
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAM LÂM NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Học kì I- Năm học: 2019-2020 A.PHẦN VĂN HỌC : 1. Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí ) 2. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa. 3. Nắm các khái niệm như :Truyện ngắn , tiểu thuyết, hồi kí . 4. Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam. 5. Nội dung chủ yếu , nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học . 6. Nêu nội dung, biện pháp, ý nghĩa, thể loại của các văn bản nhật dụng . 7. Học thuộc lòng những bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” . Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đó? Các câu hỏi tham khảo : Kể tên các truyện kí Việt nam hiện đại. Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở học kì I lớp 8. 1. Qua văn bản “Tôi đi học”(Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc , thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ? 2.Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ? 3.Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? ? Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ khoảng 5- 7 câu trong đó có sử dụng câu ghép? 4. Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc ( Nam Cao) để thấy tình người với người trong văn bản ? Tóm tắt văn bản lão Hạc? Học thuộc lòng một số đoạn văn tiêu biểu. ? Em hãy cho biết nguyên và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? ? Viết một đoạn văn ngắn theo lối diễn dịch hay quy nạp nêu lên cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc. 5. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng. Tóm tắt văn bản cô bé bán diêm? ? ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm trong truyện cô bé bán diêm. - Hình tượng ngọn lửa sáng lấp lánh trong câu chuyện đem đến những giấc mơ kì diệu cho bé. - Đó là ngọn lửa của giấc mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc , được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của bố mẹ và mọi người. - Ngọn lửa đưa em đến với người bà yêu thương dể rồi hai bà cháu cùng bay lên với thượng đế. Hình tượng ngọn lửa sáng ngời vẻ đẹp nhân văn, về ước mơ và khát vọng của trẻ em. 6. Những nét hay và dở của Xan chô pan xa và Đôn ki hô tê, em học được những điều gì? 4.Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Nêu cách sử dụng của hai loại từ này ? - Khác với từ toàn dân từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở 1 địa phương nhất định. - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định * Cách sử dụng : Khi sử dụng cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, t/huống gtiếp, hcảnh gtiếp để đạt hiệu quả gtiếp cao . - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu 5. Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ : nói quá, nói giảm nói tránh ? Nêu một vài ví dụ để minh họa ? - Nói quá: - Cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. -.Tác dụng: Nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm - Nói giảm nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyểnchuyển, nhằm gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc thô tục, thiếu lịch sự - Nêu một vài ví dụ để minh họa ? ? Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác. 6.Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép ?Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ? - Câu ghép : là câu do 2 hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C -V này được gọi là 1 vế câu * Cách nối các vế câu ghép: - 2 cách nối - Nối bằng quan hệ từ - Không dùng từ nối * Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : các vế quan hệ với nhau rất chặt chẽ. - Quan hệ nguyên nhân – hệ quả. - Các vế có quan hệ mục đích. - Quan hệ điều kiện – kết quả. - Các vế có quan hệ tương phản. - Quan hệ từ: Nếu – thì,; Mặc dù – nhưng.. ; Tuy nhưng.. 7. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ? *Công dụng dấu ngoặc kép : - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. - Đánh dấu từ ngữ, lời nói có ý mỉa mai. - Đánh dấu tên của các tác phẩm * Dấu ngoặc đơn : - Dùng để đánh dấu phần chú thích(giải thích,thuyết minh,bổ sung thêm) * Dấu hai chấm : - Báo trước một lời thoại,một lời dẫn, hay một lời thông báo. - Đánh dấu phần giải thích ,thuyết minh. 8. Xem lại tất cả các bài tập trong sgk C. TẬP LÀM VĂN : 1. Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? *Chủ đề của VB : Là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong VB. - Tính thống nhất về chủ đề của VB: là chỉ biểu đạt nội dung mà chủ đề đã xác định không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. 2. Nêu cách trình bày nội dung phần thân bài ? Một số dàn bài tham khảo : Đề 9. Dạng tự + miêu tả và biểu cảm I.MB :- Giới thiệu người bạn cũ mình là ai ? - Kỉ niệm khiến mình xúc động nhất là kỉ niệm gì ? ( Khái quát) II. TB : Tập trung kể kỉ niệm xúc động ấy. - Nó xảy ra ở đâu, lúc nào ? với ai ? - Câu chuyện diễn ra như thế nào ?( mở đầu, diễn biến , kết thúc) - Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ? ( Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) III. KB : Suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm đó. Đề 7 : Thuyết minh vể đồ dùng, đồ vật.. I. MB : Giới thiệu dụng cụ học tập hoặc đồ dùng II.TB :- Dụng cụ cần thiết đối với người học sinh. - Lịch sử ra đời của đồ dùng.. - Cấu tạo của dụng cụ đó( hình dáng, nguyên liệu, cấu tạo, bên trong, bên ngoài..) ? - Tác dụng của dụng cụ đó đối với học sinh - Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ học tập đó III. KB : Nhấn mạnh tầm quan trọng của dụng cụ đó đới với học sinh nói chung và bản thân nói riêng - Liên hệ bản thân Đề 11.Thuyết minh về giống vật nuôi có ích I.MB : Giới thiệu về giống vật nuôi. - ấn tượng của em về giống vật nuôi đó II.TB : -Phân loại - Ngoại hình : tầm vóc, đầu , mặt, lông, móng vuốt, tai, trọng lượng. - Đặc tính : - Phương pháp chăn nuôi : Tùy theo từng loại mà có chế độ ăn uống, chăm sóc khác nhau. - Về sinh, phòng dịch : Tắm rửa, chải lông, chích ngừa III. KB : Vai trò của giống vật nuôi.. - Thái độ cư xử đối với loài vật nuôi.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2019_2020_tru.doc