Đề cương ôn tập kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Tuần 5/3-15/3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng

A. VĂN BẢN:

1. Truyền thuyết là gì?

- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

* Kể tên các câu chuyện truyền thuyết đã học:

Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng., Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

2. Thế nào là truyện cổ tích:

- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

+ Nhân vật bất hạnh ( như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí..)

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

+ Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng hoạt động tính cách như con người)

- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

doc 8 trang minhvy 26/06/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Tuần 5/3-15/3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Tuần 5/3-15/3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng

Đề cương ôn tập kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 6 - Tuần 5/3-15/3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Đình Phùng
 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
TỔ: VĂN-SỬ-GDCD-NGOẠI NGỮ-ÂM NHẠC
 NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC HỌC KỲ I -MÔN: NGỮ VĂN 6
 Thời gian ôn tập: 5/3 đến 15/3/2020
 Hình thức: Học sinh làm bài tập vào giấy nộp 15/3.
LÝ THUYẾT
A. VĂN BẢN:
1. Truyền thuyết là gì?
 - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá 
khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá 
của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
* Kể tên các câu chuyện truyền thuyết đã học:
Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng., Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích 
Hồ Gươm.
2. Thế nào là truyện cổ tích:
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh ( như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình 
dạng xấu xí..)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
+ Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng hoạt động tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân 
về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng 
đối với sự bất công.
* Kể tên các câu chuyện cổ tích đã học:
- Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh., Cây bút thần., Ông lão đánh cá và con cá 
vàng.
3. Thế nào là truyện ngụ ngôn: 
- Ngụ ngôn là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần mượn chuyện về loài 
vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm 
khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
* Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho 
mèo, Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng.
4. Thế nào là truyện cười:
 - Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng 
cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
* Các truyện cười đã học: Treo biển, Lợn cưới, áo mới.
NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC.
 Thể loại Tên truyện Nội dung, ý nghĩa
 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng 
 rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện 
 Thánh Gióng quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử 
 về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
 Truyền Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và 
 thuyết Sơn Tinh, thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự 
 Thuỷ Tinh thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các 
 vua Hùng.
 1 Truyền thuyết Cổ tích
 - Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự - Cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật 
 kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. nhất định : Nhân vật bất hạnh, nhân vật 
 - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân 
 nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, 
 lịch sử được kể. nhân vật là động vật
- Có cơ sở là sự thật lịch sử nên được người - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân 
đọc ,người đọc, người nghe tin câu chuyện dân về chiến thắng cuối cùng của cái 
như là có thật. thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái 
 xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 - Người đọc, người nghe không tin câu 
 chuyện là có thật.
 9. * So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười:
 * Giống nhau: 
 -Đều là truyện dân gian.
 -Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. 
 * Khác nhau:
 Truyện ngụ ngôn Truyện cười
- Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn - Loại truyện kể về những hiện tượng đáng 
vần, mượn chuyện về loài vật để nói bóng cười trong cuộc sống.
gió, kín đáo chuyện con người. - Mục đích của truyện cười là mua vui hoặc 
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là phê phán, chế giễu những thói hư , tật xáu 
khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học trong xã hội.
nào đó trong cuộc sống.
B.TIẾNG VIỆT:
I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
 1. Lí thuyết : 
 - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
 - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
 - Sơ đồ cấu tạo từ TV : TỪ
 Từ đơn : hoa, ăn, Từ phức : ăn học, mái trường
 Từ ghép : quần áo, hoa lan, Từ láy : róc rách, thướt tha,
 II. TỪ MƯỢN :
 1. Lí thuyết : 
 - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, 
ngủ,)
 - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
 + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,
 + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-
nét,
 3 - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,( số thứ tự )
 b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
 + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, .
 + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, 
hàng,
 VIII. CHỈ TỪ : 
 1. Lí thuyết :
 - Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật 
 trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,)
 - Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh 
 từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
 Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài 
 giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
 - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.( trạng ngữ trong câu )
 - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
 Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. ( chủ ngữ trong câu )
 IX. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
 1. Lí thuyết :
 a. Đặc điểm của động từ : 
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, )
 - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,để 
 tạo thành cụm động từ.
 - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
 b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, 
 định,
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm), có 
 hai loại :
 + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?) Vd: đi, chạy, cười, đọc, 
hỏi, ngồi, đứng,
 + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?) Vd: buồn, 
gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui,
 c. Cụm động từ :
 - Cụm động từ : là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó 
 tạo thành.
 Vd: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm 
 để hỏi mọi người.
 - Cấu tạo của cụm động từ :
 Phần trước Phần trung tâm Phần sau
 ( Động từ )
 cũng/còn/đang/chưa tìm được/ngay/câu trả lời
 X. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ : 
 1. Lí thuyết : 
 a. Đặc điểm của tính từ :
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái ;
 - Tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,để tạo thành cụm tính từ ( 
 hạn chế kết hợp với hãy, đừng, chớ )
 - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
 b. Các loại tính từ : 
 5 BÀI TẬP VẬN DỤNG
Đề 1.
Câu 1(1,5 điểm):
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con 
nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến 
các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng một chiếc vung 
và nó thì oai như một vị chúa tể.
 (Trích Ngữ Văn 6 tập 1, trang 100, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
 a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân 
gian nào mà em đã học? 
 b) Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì bản thân?
Câu 2(1,5 điểm):
 Tìm 3 cụm danh từ có trong đoạn trích trên.
Câu 3(1,0 điểm):
 Phát hiện từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
 a) Ngôi nhà này thật hoang mang.
 b) Mái tóc của ông em đã sửa soạn bạc trắng.
Câu 4(1,0 điểm):
 Trình bày đặc điểm của truyện truyền thuyết.
Câu 5(5,0 điểm):
 Kể về những đổi mới ở quê hương em.
Đề 2.
Câu 1 (1,0 điểm)
 a/ Thế nào là truyện ngụ ngôn?
 b/ Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là gì?
Câu 2 (1,0 điểm)
 Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào? 
Câu 3 (2,0 điểm): 
 Cho câu văn sau : Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quí của các nước 
phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành. (Ông lão đánh cá và con cá 
vàng – A.Pu-skin)
 a. Xác định cụm danh từ có trong câu văn.
 b. Dưa những cụm danh từ ấy vào mô hình cấu tạo cụm danh từ. 
Câu 4 (1,0 điểm)
 Nêu ý nghĩa của chi tiết : “ Đánh giặc xong Thánh Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt 
bỏ lại, rổi cả người lẫn ngựa bay lên trời”.
Câu 5 (5,0 điểm)
 Hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng ngôi kể thứ nhất.
Đề 3.
Câu 1:(2,0 điểm): 
 Trong chương trình học kì I môn Ngữ văn 6 em đã học những thể loại truyện nào? 
Mỗi loại kể tên một văn bản?
 Câu 2:( 2,0 điểm)
 a) Nêu đặc điểm của cụm danh từ? 
 b) Vẽ mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ? Điền cụm danh từ sau vào mô 
hình vừa kẻ.
 “ Tất cả những con mèo đen ấy”
Câu 3: (1,0 điểm) Từ “quả” trong hai câu thơ sau đâu là nghĩa gốc và đâu là nghĩa 
chuyển?
 a) Chim xanh ăn quả xoài xanh
 7

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kien_thuc_hoc_ky_i_mon_ngu_van_6_tuan_53_153.doc