Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đợt 2)

ĐỀ 1: Em hãy đọc bài: Có công mài sắt có ngày nên kim

1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi :
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
Bà cụ trả lời :
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được
3. Bà cụ ôn tồn giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài.
4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

TRUYỆN NGỤ NGÔN

Dựa vào nội dung bài Có công mài sắt có ngày nên kim khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?

a. Học rất giỏi

b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán.

c. Rất chăm học

Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp

b. Bà cụ đang đi chợ

c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.

docx 37 trang minhvy 14/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đợt 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đợt 2)

Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2 (Đợt 2)
 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN BÀI TẠI NHÀ
 TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID – 19, ĐỢT 2
 ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
A/ TẬP ĐỌC 
ĐỀ 1: Em hãy đọc bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
 1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu 
chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng 
chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết 
mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi :
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
Bà cụ trả lời :
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được
 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi 
học, mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài.
 4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
 TRUYỆN NGỤ NGÔN
Dựa vào nội dung bài Có công mài sắt có ngày nên kim khoanh tròn vào chữ 
cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
 a. Học rất giỏi 
 b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán.
 c. Rất chăm học
Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
 a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp
 b. Bà cụ đang đi chợ 
 c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.
Câu 3. Theo bà cụ, vì sao thỏi sắt to như thế mà có thể mài thành kim được?
 a. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.
 b. Vì thỏi sắt rất dễ mòn nếu biết chọn đá mài tốt.
 c. Cả hai đáp án trên đều đúng. Câu 5. Câu chuyện này muốn khuyên em điều gì?
ĐỀ 3 : Em hãy đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ
 1. Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. 
 2. - Vâng! - Nai Nhỏ đáp - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con 
chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên. 
Cha Nai Nhỏ hài lòng nói:
- Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.
 3. - Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ 
hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy nhanh như bay.
- Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo.
 4. Nai nhỏ nói tiếp:
- Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác 
đuổi bắt cậu Dê Non. Sói sắp tóm được Dê Non thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi 
gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa.
Nghe đến đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:
- Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế 
thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.
 Theo VĂN LỚP 3
Dựa vào nội dung bài Bạn của Nai Nhỏ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả 
lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Nai Nhỏ đã xin phép cha đi đâu?
 a. Được đi du lịch cùng bạn.
 b. Được đi ăn cùng bạn.
 c. Được đi chơi xa cùng bạn.
Câu 2. Cha Nai Nhỏ đã nói gì?
 a. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
 b. Cha không ngăn cản con nhưng hãy để cha đi cùng, bảo vệ các con.
 c. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy rủ thêm nhiều bạn nữa đi cho vui.
Câu 3. Tại sao nói Bạn của Nai Nhỏ là một người bạn tốt?
 a. Vì bạn của Nai Nhỏ rất cao lớn.
 b. Vì bạn của Nai Nhỏ rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn 
 nguy hiểm.
 c. Vì bạn của Nai Nhỏ rất hay cười, thân thiện với một mình Nai Nhỏ. Câu 3. Vì sao Hà khóc?
 a. Vì Hà bị ngã.
 b. Vì bị hỏng bím tóc.
 c. Vì bị Tuấn đùa dai.
Câu 4. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
 a. Hứa sẽ phê bình Tuấn.
 b. Khen tóc Hà rất đẹp.
 c. Khen Hà ngoan và xinh xắn.
Câu 5. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
 a. Xin lỗi Hà.
 b. Giúp Hà làm bài tập.
 c. Giúp Hà trực nhật.
Câu 6. Câu chuyện này, khuyên em điều gì?
ĐỀ 5: Em hãy đọc bài: Chiếc bút mực
 1. Ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết 
bút chì.
 2. Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng 
cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
 3. Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên:
- Em làm sao thế?
Lan nói trong nước mắt:
- Tối qua, anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em. Lúc này, Mai cứ 
loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại... Cuối cùng, em lấy bút đưa 
cho Lan:
- Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì.
 4. Lan rất ngạc nhiên. Còn cô giáo thì rất vui. Cô khen:
- Mai ngoan lắm! Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá 
rồi.
Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:
- Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước.
Cô giáo mỉm cười lấy trong cặp ra một chiếc bút mới tinh:
- Cô cho em mượn, em thật đáng khen.
 (Phỏng theo Sva- rô / Khánh Nhu dịch)
Dựa vào nội dung bài Chiếc bút mực khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời 
đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào?
 a. Lan, Na, cô giáo.
 b. Lan, Mai, cô giáo.
 c. Lan, Mai, thầy giáo. - Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"
 Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
 (Theo Quế Sơn)
Dựa vào nội dung bài Mẩu giấy vụn khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời 
đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu trong lớp học?
 a. Nằm ngay giữa lối ra vào
 b. Nằm ngay giữa hành lang
 c. Nằm ngay giữa dãy các bàn học
Câu 2. Cô giáo đã yêu cầu cả lớp làm gì?
 a. Hãy lắng nghe lời cô giáo nói.
 b. Hãy xem ai là người sạch sẽ, gọn gàng nhất.
 c. Hãy lắng nghe lời mẩu giấy vụn nói gì.
Câu 3. Bạn gái đã nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì?
 a. “Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
 b. “Hãy cho tôi vào ngăn bàn”
 c. “Hãy nhặt tôi lên”
Câu 4. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?
ĐỀ 7 : Em hãy đọc bài: Người thầy cũ
 1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một 
chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo 
cũ.
 2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. 
Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc 
gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
 3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường 
rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không 
phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại 
nữa. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên 
người Nam và đưa em về lớp.
4. Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò 
ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
 ( Theo Nguyễn Văn Thịnh)
Dựa vào nội dung bài Nguời mẹ hiền khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời 
đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
 a. Đi ăn quà vặt
 b. Chơi bắn bi
 c. Đi xem xiếc ở ngoài phố
Câu 2. Nam và Minh định đi xem xiếc bằng cách nào?
 a. Giả vờ ốm để bố mẹ đến đón
 b. Chui qua chỗ tường thủng
 c. Đi qua cổng trường
Câu 3. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?
 a. Bác bảo vệ
 b. Cô giáo
 c. Thầy hiệu trưởng
Câu 4. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?
 a. Phạt hai bạn
 b. Cho hai bạn đi chơi tiếp
 c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa
Câu 5. Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
ĐỀ 9: Em hãy đọc bài : Sáng kiến của bé Hà
1. Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.
Một hôm, Hà hỏi bố:
- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?
Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:
- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 
3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả. ĐỀ 10: Em hãy đọc bài : Bà cháu
 1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, 
tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này 
bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng."
 2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã 
nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
 3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ 
bà, hai anh em ngày càng buồn bã.
 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô 
tiên nói: "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu 
không?" Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại."
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà 
hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
 (theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài Bà cháu khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
 a. Giàu có, của cải thừa thãi.
 b. Sung túc, cơm no áo ấm.
 c. Nghèo khổ, rau cháo nuôi nhau nhưng đầm ấm.
Câu 2. Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
 a. “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”
 b. “Hãy gieo hạt đào này trong vườn, chúng là giống đào trường sinh đấy.”
 c. “Hãy trồng hạt đào trước cửa nhà, ba bà cháu sẽ trở nên giàu có.”
Câu 3. Khi bà mất, hai anh em đã làm gì?
 a. Chuyển nhà lên thành phố.
 b. Tìm ở nhờ nhà họ hàng.
 c. Gieo hạt đào bên mộ bà.
Câu 4. Khi trở nên giàu có, hai anh em đã sống ra sao?
 a. Vui vẻ giúp đỡ người nghèo khổ.
 b. Ngày càng sung sướng, hạnh phúc.
 c. Ngày càng buồn bã vì nhớ bà. Câu 5. Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?
 a. Xoài cát ăn kèm xôi nếp hương rất ngon,lại gắn với kỉ niện về người ông đã 
mất.
 b. Xoài tượng kèm xôi nếp rán.
 c. Xoài thanh ca xay sinh tố.
Câu 6. Em hiểu nội dung câu chuyện là gì?
ĐỀ 12: Em hãy đọc bài : Sự tích cây vú sữa
 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. 
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn 
đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, 
rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. 
Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất 
hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. 
Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ 
con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng 
khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
 (Theo Ngọc Châu)
Dựa vào nội dung bài Sự tích cây vú sữa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả 
lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Vì sao cậu bé lại bỏ nhà ra đi?
 a. Vì cậu bị bắt cóc.
 b. Vì cậu bị chúng bạn rủ rê.
 c. Vì cậu bị mẹ mắng.
Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
 a. Chạy sang nhà hàng xóm hỏi tìm mẹ nhưng vẫn không thấy.
 b. Cậu nghĩ mẹ đi làm, cậu dọn dẹp nhà cửa chờ mẹ về.
 c. Khản tiếng gọi mẹ và ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3. Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
 a. Những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
 b. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_trong_thoi_gian_nghi_dich_mon_tieng_viet_lop.docx