Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 1 - Nha Trang

Như Bác Hồ đã từng dạy “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Đúng như vậy chúng ta cần dạy trẻ ngay từ những việc nhỏ nhất để phục vụ bản thân mình. Trong những năm trở lại đây, việc để trẻ tự phục vụ bản thân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành học mầm non, cũng như gây rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong các bậc phụ huynh có hay không khi trẻ tự phục vụ mình

Trong cuộc sống, khả năng tự phục vụ là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng của con người. Nhờ vào khả năng tự phục vụ mà con người có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân. Khả năng tự phục vụ phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy, giáo dục khả năng tự phục vụ cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết, trẻ em mầm non là tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền văn hóa thông tin với khoa học công nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ. Nếu người lớn, mà nhất là giáo viên mầm non và phụ huynh sớm biết được khả năng tự phục vụ của trẻ, tôn trọng những biểu hiện tự lập của trẻ, đi đôi với những biện pháp tác động đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng tự lập của bản thân trẻ, hình thành những phẩm chất quý báu cần thiết cho trẻ trước ngưỡng cửa bước vào cuộc sống

Ngày nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn luôn ỷ lại vào người lớn, tìm sự giúp đỡ, chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, trẻ chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân chứ không nói đến một số công việc nhẹ nhàng vừa sức để giúp đỡ người lớn, trẻ tự động làm theo ý mình, chưa biết hợp tác chia sẻ đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Những ngày đầu đến lớp, mặc dù trẻ đã 5 tuổi nhưng khi cha mẹ đưa đến lớp, vẫn còn nhiều trẻ cha mẹ bế trên tay, vẫn còn quá nhút nhát và quấy khóc. Khi ở lớp, trẻ rất ít vận động và chưa biết làm những công việc tự phục vụ bản thân như: Lấy và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự thay quần áo khi bẩn, vẫn còn trẻ khi ăn cơm còn chờ cô giáo xúc cơm hộ trẻ, nhiều trẻ tự xúc cơm thì quá rơi vãi cơm, Chính vì lẽ đó, nên tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng sống nói chung hay kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là dạy cho trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi là những công việc mà trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh hay môi trường ngay trước mắt trẻ mà hàng ngày trẻ đều được làm quen, hay được làm trực tiếp để tạo ra sản phẩm như mong muốn và theo yêu cầu của người lớn như: Bé thử làm người lớn trong hoạt động “Bé tập làm nội trợ”, hay công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày (cất dép guốc lên giá, sắp xếp bàn học, bàn ăn, chuẩn bị phòng ngủ…hay cả những công việc trực nhật trong ngày của trẻ… Những công việc hàng ngày mà trẻ thường làm và được tiếp xúc thường xuyên

Hầu hết các gia đình bây giờ chỉ có 1- 2 con nên không ít các bậc phụ huynh ở nhà đã làm hộ trẻ mà không để trẻ tự làm những việc vừa với khả năng của mình. Trên thực tế chỉ một bộ phận nhỏ các gia đình trong xã hội hiện nay với quan điểm trẻ nhỏ không biết làm một số việc tự phục vụ bản thân, hay là có làm cũng không đâu vào đâu lại bày ra mình phải dọn mất thời gian thêm. Với lại do thời gian trẻ ở nhà chủ yếu buổi tối nên phụ huynh làm giúp cho nhanh để mình còn làm việc khác

Bản thân tôi là một giáo viên đã công tác khá lâu trong ngành Mầm non, đặc biệt là tôi có nhiều năm dạy nhóm trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi nhận ra rằng các cháu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Cần phát huy tính tích cực của trẻ trong việc thực hiện một số công việc tự phục vụ cho bản thân mình, để rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ chuẩn bị kỹ các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào lớp 1 và nhanh chóng khôn lớn, trưởng thành trong cuộc sống. Tôi đã tham khảo một số tài liệu nói về “ Khả năng tự lập, tự lao động, tự phục vụ, tự hình thành kỹ năng sống cho trẻ ” và tôi đã tổ chức được một số hoạt động “Bé làm nội trợ”, “Bé lao động trực nhật”... tôi đã tự hỏi: “Tại sao mình không tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá trải nghiệm, tự làm, tự phục vụ, cho trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi”

docx 62 trang minhvy 24/09/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 1 - Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 1 - Nha Trang

Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi C thông qua hoạt động hàng ngày tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 1 - Nha Trang
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG
 TRƯỜNG MẦM NON VĨNH NGUYÊN 1
 SÁNG KIẾN 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
 5-6 TUỔI C THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY TẠI 
 TRƯỜNG MẦM NON VĨNH NGUYÊN 1 - NHA TRANG
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiên
 NĂM HỌC 2019 - 2020 MỤC LỤC
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Sự cần thiết của đề tài
 2. Mục đích nghiên cứu
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
 1. 1. Thuận lợi
 1.2. Khó khăn
 2. Nội dung nghiên cứu/ giải pháp thay thế
 2.1. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ thông qua hoạt động vệ sinh chăm sóc
 2.2. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ thông qua hoạt động giáo dục
 2.3. Kỹ năng tự phục vụ của trẻ thông qua hoạt động tuyên truyền, phối hợp 
với phụ huynh học sinh
 3. Đánh giá đề tài
 3. 1. Đối với giáo viên
 3. 2. Đối với trẻ
 3. 3. Đối với phụ huynh 
 4. Tổ chức thu thập minh chứng
 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 1. 1. Kết luận
 1. 2. Khả năng phát triển đề tài
 2. Khuyến nghị đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự thay quần áo khi bẩn, vẫn còn 
trẻ khi ăn cơm còn chờ cô giáo xúc cơm hộ trẻ, nhiều trẻ tự xúc cơm thì quá rơi 
vãi cơm, Chính vì lẽ đó, nên tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng sống nói chung 
hay kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng cần 
thiết trong xã hội hiện nay. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì 
các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Rèn kỹ năng tự phục vụ 
bản thân cho trẻ là dạy cho trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao 
tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh
 Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi là những công việc mà trẻ được tiếp 
xúc với thế giới xung quanh hay môi trường ngay trước mắt trẻ mà hàng ngày trẻ 
đều được làm quen, hay được làm trực tiếp để tạo ra sản phẩm như mong muốn 
và theo yêu cầu của người lớn như: Bé thử làm người lớn trong hoạt động “Bé tập 
làm nội trợ”, hay công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày (cất dép guốc 
lên giá, sắp xếp bàn học, bàn ăn, chuẩn bị phòng ngủhay cả những công việc 
trực nhật trong ngày của trẻ Những công việc hàng ngày mà trẻ thường làm và 
được tiếp xúc thường xuyên 
 Hầu hết các gia đình bây giờ chỉ có 1- 2 con nên không ít các bậc phụ huynh 
ở nhà đã làm hộ trẻ mà không để trẻ tự làm những việc vừa với khả năng của 
mình. Trên thực tế chỉ một bộ phận nhỏ các gia đình trong xã hội hiện nay với 
quan điểm trẻ nhỏ không biết làm một số việc tự phục vụ bản thân, hay là có làm 
cũng không đâu vào đâu lại bày ra mình phải dọn mất thời gian thêm. Với lại do 
thời gian trẻ ở nhà chủ yếu buổi tối nên phụ huynh làm giúp cho nhanh để mình 
còn làm việc khác
 Bản thân tôi là một giáo viên đã công tác khá lâu trong ngành Mầm non, 
đặc biệt là tôi có nhiều năm dạy nhóm trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi nhận ra rằng các 
cháu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó 
khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, 
chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Cần 
phát huy tính tích cực của trẻ trong việc thực hiện một số công việc tự phục vụ 
cho bản thân mình, để rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Tự phục vụ Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra 
đề tài “ Giải pháp nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi C thông qua 
hoạt động hàng ngày tại Trường mầm non Vĩnh Nguyên 1, Nha Trang”
 2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu tầm quan trọng và nội dung dạy trẻ tự phục vụ
 Trẻ được thực hiện các kỹ năng, trải nghiệm, tự làm, tự phục vụ bản thân 
hình thành kỹ năng tốt cho trẻ thông qua hoạt hàng ngày
 Từ đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao kỹ năng tự phục vụ trong các 
hoạt động hàng ngày
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
 1.1. Thuận lợi
 Trường học nơi tôi đang công tác có phòng học kiên cố, diện tích rộng rãi, 
thoáng mát, khang trang, khuôn viện rộng, đẹp, đồ dùng trang thiết bị đồng bộ 
theo yêu cầu của ngành
 Ban giám hiệu nhà trường luôn kịp thời quan tâm sâu sát đến đời sống chị 
em, động viên, hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng 
dạy. Thường xuyên động viên khuyến khích tạo điều kiện cho các giáo viên thực 
hiện các hoạt động dạy học và vui chơi cho trong đó có nâng cao kỹ năng tự phục 
vụ cho trẻ đặc biệt trẻ mẫu giáo
 Nhà trường tổ chức các chuyên đề cho giáo viên như chuyên đề phát triển 
vận động, kỹ năng sống, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non theo độ tuổi, chuyên đề phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
cho trẻ mầm non, và dự giờ rút kinh nghiệm
 Bản thân tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
phục vụ cho công tác giảng dạy. Chú ý đến chăm sóc giáo dục trẻ và thường xuyên 
cho trẻ tham gia các hoạt động kỹ năng tự phục vụ bản thân
 Năm học 2019 – 2020 là năm thứ tư nhà trường áp dụng phương pháp giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào khả năng của trẻ để có phương pháp giáo dục 
phù hợp đi vào giáo dục hành vi, chưa chú trọng tới giáo dục khía cạnh nhận thức và thái 
độ của trẻ
 Trường sữa chữa lại nền nhà, nhà vệ sinh, nhà ăn của trẻ nên khó khăn trong 
việc thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
 Do ảnh hưởng của dichj bệnh covid 19 tháng 02 và tháng 3/2020 trẻ nghỉ 
học ở nhà. Chính vì thế mà phải điều chỉnh lại kế hoạch, điều này ảnh hưởng đến 
các hoạt động của trẻ và khó khăn trong việc thu thập các minh chứng để hoàn 
thành đề tài
 Kết quả khảo sát trước khi tác động
 Thực trạng
 Biện pháp
 Trẻ %
 Sĩ số học Trẻ có khả năng tự phục vụ 7 21
 sinh ở lớp: 
 Trẻ chưa có khả năng tự 
 33 cháu 26 79
 phục vụ
 Qua khảo sát ban đầu tôi thấy kỹ năng tự phục vụ của trẻ chưa cao, vì thế 
tôi nghĩ cần đưa ra các biện pháp để nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi.
 2. Nội dung nghiên cứu/giải pháp thay thế
 2.1. Biện pháp 1: Kỹ năng tự phục vụ của trẻ thông qua hoạt động vệ 
sinh chăm sóc
 Hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ tại trường mầm non là việc làm hết sức 
cần thiết và cốt lõi của trẻ mầm non, đa số các trường mầm non đều tổ chức bán 
trú vì thế mà chăm sóc vệ sinh cần được chú trọng. Ở trường mầm non trẻ được 
chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe 
và đảm bảo an toàn. Việc dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ thông qua bữa ăn 
hàng ngày, tự lấy cất đồ dùng, tự làm được một số việc phục vụ bản thân tùy theo 
khả năng của mình
 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ thông qua ăn uống đỡ những người trong gia đình  Trẻ không biết tự chăm sóc mình thì sẽ không 
cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì, không thông cảm và thấu hiểu trẻ sẽ 
không có sự chia sẻ, gắn bó với những tình cảm mà người thân đã dành cho mình
 Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường, tôi hướng dẫn trẻ cách mặc quần 
áo, gấp quần áo, cất quần áo vào đúng nơi quy định, biết tự chải tóc sau đó cô cột 
lại. Công việc này yêu cầu phải có thời gian và người giáo viên phải kiên nhẫn. 
Nhờ vậy mà sau gần một tháng, trẻ hình thành thói quen tự lập trong việc chăm 
sóc bản thân
 Hướng dẫn và giám sát trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay 
bẩn. Trẻ lứa tuổi này không những có kĩ năng của việc rửa tay, lau mặt, đánh răng, 
rửa đồ chơi, mà trẻ còn hiểu được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
môi trường. Do vậy, trong quá trình hướng dẫn cho trẻ làm, tôi kết hợp giải thích 
cho trẻ tại sao phải rửa mặt, rửa tay, giữ gìn vệ sinh quần áo và làm như vậy có ích 
lợi như thế nào cho bản thân. Khi trong giai đoạn dịch bệnh covid 19 đang diễn 
biến phức tạp tại nước ta thì tôi rất chú trọng dạy trẻ thao tác rửa tay bằng xà bông 
đúng cách để ngăn ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó giáo dục trẻ cách phòng dịch 
bệnh suy hô hấp cấp này. Việc rửa tay thường xuyên bằng xà bông là một trong 
những cách mà Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn dân phòng chống dịch bệnh 
covid 19. Chính vì thế mà cần trang bị cho trẻ rửa đúng cách và dạy trẻ khi nào cần 
rửa tay
 Với hoạt động chiều tôi đã để trẻ tự đi rửa tay chân mặt mũi sạch sẽ sau đó 
trẻ tự lấy cặp của mình về chỗ thay đồ, gấp đồ bỏ vào cặp, chải đầu tóc gọn gàng
 Thời gian gần giờ trẻ ra về tôi đưa ra một số bài dạy đơn giản nhẹ nhàng lồng 
ghép những trò chơi câu đố về vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm 
gội... Dạy trẻ cách an toàn khi thực hiện các việc vệ sinh cá nhân. Tạo cho trẻ có ý 
thức tự chăm lo vệ sinh cá nhân thông qua các câu chuyện hoạt động trên lớp
 Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân, chính vì vậy tôi 
chỉ cần khuyến khích và động viên trẻ trong những buổi học đầu tiên
 Khi trẻ ra về trẻ tự giác chào cô và tự lấy đồ dùng cá nhân của mình tạo mối quan hệ giữa các góc hoạt động giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng 
giải quyết các vấn đề tình huống xẩy ra trong quá trình chơi. Đặc biệt qua góc 
hoạt động ở ngoài trời thì đòi hỏi trẻ phải có kinh nghiệm để chơi nên trẻ phải 
thực sự được trang bị các kỹ năng một cách kỹ càng. Trẻ biết chơi, sử dụng đồ 
chơi như thế nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho bạn
 Khi cô cho trẻ ra ngoài trời trẻ tự mang dép và để dép đúng nơi quy định. 
Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở 
góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện sau đó cho trẻ cùng làm mô 
phỏng các thao tác thực hành cùng cô. Tôi dạy trẻ ra ngoài trời nhặt lá cây rụng 
trên sân trường bỏ vào thùng rác hoặc từ những lá cây đó trẻ đã tự làm ra một số 
con vật như: Con trâu, cái kèn, con châu chấu Chính bàn tay mình làm trẻ sẽ 
giữ gìn nâng lưu sản phẩm đó. Khi đi chơi ngoài sân trường nhìn thấy rác và cô 
hướng dẫn cho trẻ bỏ rác vào các thùng rác công cộng để hình thành thói quen. 
Thường xuyên nhắc nhở trẻ vứt rác đúng nơi quy định. Trẻ ra ngoài trời được chơi 
đồ chơi tự do chạy nhảy theo ý thích nhưng tôi không quên nhắc nhở trẻ khi chơi 
xong nên cất đồ chơi đúng chỗ quy định để lần sau chúng ta sẽ được chơi tiếp ví 
dụ: Tôi tổ chức cho trẻ nhặt lá cây xung quanh sân trường với các đồ dùng có sẵn 
trẻ tự lấy đồ và bắt tay vào việc rất hào hứng, sau đó trẻ tự đi rửa tay chân rồi vào 
lớp.
 Trong các giờ học như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động 
học ngoài việc tổ chức cho trẻ thu dọn dụng cụ học tập, lau dọn các góc chơi, 
các cô còn tổ chức cho trẻ nhặt rác ở bồn hoa, tưới cây, lau lá, nhặt cỏ tại khu vui 
chơi vận động. Cô luôn tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công 
việc trẻ thích. Qua hoạt động lao động tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với 
môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống
 Bên cạnh đó, rèn kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non là 
việc làm hết sức quan trọng vì lao động phục vụ bản thân là một trong những kỹ 
năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, nó sẽ giúp cho 
trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này
 Hoạt động lao động

File đính kèm:

  • docxgiai_phap_nang_cao_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_5_6_tuoi_c_tho.docx