Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 35: Thực hành ngoại khóa Thăm các di tích lịch sử văn hóa của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hữu Ngọc

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được sâu hơn về các di tích lịch sử địa phương mà cụ thể là các đình làng ở huyện Cam Lâm được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá các cấp.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích , thuyết mình về khu di tích lịch sử

3. Thái độ:

- Giáo dục Cho HS lòng tự hào về quê hương làng xóm và có ý thức giữ gìn bảo vệ khu di tích lịch sử

II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật, KN giải quyết vấn đề.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Thảo luận, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kể chuyện ...

doc 8 trang minhvy 15/08/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 35: Thực hành ngoại khóa Thăm các di tích lịch sử văn hóa của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hữu Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 35: Thực hành ngoại khóa Thăm các di tích lịch sử văn hóa của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hữu Ngọc

Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 35: Thực hành ngoại khóa Thăm các di tích lịch sử văn hóa của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hữu Ngọc
 Trường THCS Trần Quang Khải Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAM LÂM
 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI
 ===***===***===
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
 Tổ : Ngữ văn - Lịch sử - GDCD - Ngoại ngữ - Âm nhạc
 Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
 Năm học: 2020 – 2021
Kế hoạch dạy học Giáo dục Công dân 7 - 1 - Năm học: 2020 - 2021 Trường THCS Trần Quang Khải Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
 Đình Khánh Thành nay thuộc thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh 
Khánh Hòa, cách thành phố Nha trang khoảng 25km về hướng Nam. (xưa kia là xã Khánh 
Thành, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh)
 Đình Khánh Thành được khởi năm nào thì hiện nay chưa có tư liệu thành văn nào ghi rõ.
Về niên đại của di tích, căn cứ vào những dẫn chứng trên, đặc biệt là đạo sắc phong sớm 
nhất vào năm Khải Định thứ 2 (1917) phong cho Thiên Y A Na Thánh Mẫu được thờ trong 
đình, có cơ sở để thể xác định đình Khánh Thành có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIX; bởi 
vì, đình phải được xây dựng và trải qua một khoảng thời gian thờ phụng, sau đó mới được 
các triều vua phong sắc.
Đình được toàn thể nhân dân thôn Khánh Thành cùng góp tiền của, công sức dựng lên để 
thờ Bản Cảnh Thành Hoàng và phối thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Quan Thánh, Tiền 
hiền, Hậu hiền 
Từ khi được khởi dựng đình đã nhiều lần được tu bổ.
2. MIẾU THIÊN Y A NA
 Kế hoạch dạy học Giáo dục Công dân 7 - 3 - Năm học: 2020 - 2021 Trường THCS Trần Quang Khải Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
Chồng làm nơi để cơ sở tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men, cung cấp nhiều thông tin 
trong vùng địch, trực tiếp dẫn đường chỉ lối cho Đội Vũ trang Tuyên truyền. Không những 
vậy, đồng chí Phúc đã chỉ đạo cho cán bộ cơ sở đào nhiều hầm, tận dụng gộp đá tự nhiên 
dùng làm nơi trú ẩn, hội họp triển khai đường lối của cách mạng.
 Miếu Thiên Y A Na tuy được xây dựng muộn, quy mô nhỏ, kết cấu kiến trúc đơn giản 
nhưng đây là nơi có tầm ảnh hưởng lớn đối với sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Thiên 
Y ở huyện Cam Lâm nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Ngoài ra, miếu là nơi lưu dấu 
nhiều sự kiện, nhân vật quan trọng liên quan đến Đội Vũ trang Tuyên truyền của tỉnh trong 
giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Chính vì những giá trị tiêu biểu trên, năm 2012 miếu Bà 
Thiên Y đã được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
3. ĐÌNH CỬU LỢI
 Đình Cửu Lợi nằm giữa thôn Cửu Lợi 3, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh 
Hòa.
Theo lời kể của các cụ hào lão: xã Cam Hòa hình thành cách đây khoảng 200 năm, do một 
số quan lại dưới triều đại phong kiến đưa dân từ Diên Khánh, Thủy Triều đến khai khẩn đất 
đai và hình thành làng xóm. Làng Cửu Lợi trước đây được gọi là xứ Đồng Bông và ngày 
nay dân làng vẫn còn nhớ câu ca dao:
“Đồng Bông đi dễ khó về
Trai đi thì một gái về thì hai”
 Theo các cụ hào lão, đình Cửu Lợi được xây dựng năm 1854 ở đất Gò Đình. Do ông 
Tống Mên sinh năm 1812 đứng ra xây dựng. Sau đó, đình bị cháy và được nhân dân dời về 
vị trí hiện nay. Đình đã được tiến hành tu bổ một số lần như sau:
– Lần thứ nhất: (không rõ thời gian) sau khi đình bị cháy dân làng lập lại đình tại vị trí hiện
nay.
– Lần thứ hai: năm 1949, sau khi bị thực dân Pháp đập phá đình, dân làng hồi cư và xây
dựng lại bằng tranh.
– Lần thứ ba: năm 1957, xây dựng lại bằng gạch, vôi vữa.
 Kế hoạch dạy học Giáo dục Công dân 7 - 5 - Năm học: 2020 - 2021 Trường THCS Trần Quang Khải Giáo viên: Nguyễn Hữu Ngọc
(二) và các hạng mục công trình Nghi môn, Án phong, Võ ca, miếu Tiền hiền và Thanh 
minh, miếu Ngũ hành, miếu Sơn lâm.
 Tiền tế dựng lên với mục đích dùng làm nơi nhân dân tế các lễ vật lên Thần. Bốn cột 
hiên Tiền tế được đắp nổi linh vật “Rồng cuốn cột” và ghi đôi câu đối bằng chữ Hán Nôm 
có chữ đầu được ghép từ tên đình:
 Phiên âm:
 Lập tại đình môn bái hạ dung nghi tòng cổ lễ,
 Định vu tông xã đường trung văn vật tận? tân trang.
 Dịch nghĩa:
 Lập (đứng) tại cửa đình, dung nghi cung kính theo lễ cổ,
 Định nơi tông xã, trong nhà văn vật thảy tân trang.
 Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, đình Lập Định còn là trung tâm tín ngưỡng sinh 
hoạt văn hóa của người dân địa phương. Hàng năm, vào ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 Âm 
Lịch nhân dân nơi đây lại tổ chức từ các hoạt động cúng, lễ đến phần hội với các trò diễn 
xướng dân gian (hát bội) để tưởng nhớ đến các vị thần, những người có công với làng, đồng 
thời cũng làm tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng của cư dân nơi đây.
 Với những giá trị tiêu biểu, đình Lập Định đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp 
hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 2861/QĐ – UBND ngày 11 tháng 
11 năm 2009.
5. ĐÌNH THỦY TRIỀU
 Đình Thủy Triều nay thuộc thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, 
tỉnh Khánh Hòa (xưa là Hà Bạc Thuộc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh), cách thành 
phố Nha Trang khoảng 40 km về hướng Nam. 
 Qua các tài liệu được nghiên cứu tại đình cho biết, khoảng năm Bính Tý (1756) một số 
ngư dân ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định trong đó có các ông Trần Chấn, 
Nguyễn Tảo từ biển đi thuyền ngược đầm Thủy Triều, đóng trại cất nhà. Về sau dân cư 
đông đúc họ quy tụ thành làng, thành ấp sau đó dựng đình để thờ Thành Hoàng. Thời điểm 
 Kế hoạch dạy học Giáo dục Công dân 7 - 7 - Năm học: 2020 - 2021 

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_lop_7_tiet_35_thuc_hanh_ngoai_khoa_tham_cac_di.doc