Hệ thống kiến thức học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2019-2020

  1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
    • Mắt ta nhận biết đươc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
  2. Khi nào ta nhìn thấy được một vật?
    • Ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
  3. Tại sao ta nhìn thấy được vật đen?
    • Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu đến nó. Sở dĩ ta nhìn thấy được vật đen là vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.
  4. Nguồn sáng là gì? Nêu ví dụ
    • Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
    • Ví dụ: Mặt Trời, đèn cầy đang cháy, con đom đóm, bóng đèn đang sáng,…
  5. Vật sáng là gì? Nêu ví dụ?
    • Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.
    • Ví dụ: Mặt Trăng, bàn ghế, tủ, sách, vở, Trái Đất,…
  6. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
    • Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
docx 12 trang minhvy 21/07/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiến thức học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2019-2020

Hệ thống kiến thức học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2019-2020
 HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬT LÝ 7 HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2019-2020
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
 • Mắt ta nhận biết đươc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Khi nào ta nhìn thấy được một vật?
 • Ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
3. Tại sao ta nhìn thấy được vật đen?
 • Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu 
 đến nó. Sở dĩ ta nhìn thấy được vật đen là vì nó được đặt cạnh những vật sáng 
 khác.
4. Nguồn sáng là gì? Nêu ví dụ
 • Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
 • Ví dụ: Mặt Trời, đèn cầy đang cháy, con đom đóm, bóng đèn đang sáng,
5. Vật sáng là gì? Nêu ví dụ?
 • Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu đến nó.
 • Ví dụ: Mặt Trăng, bàn ghế, tủ, sách, vở, Trái Đất,
6. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
 • Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường 
 thẳng.
7. Tia sáng là gì?
 • Tia sáng là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng 
 có mũi tên chỉ hướng. 
8. Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của từng loại chùm sáng?
 Có 3 loại chùm sáng:
 • Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
 • Chùm sáng phân kì: Gồm các tia sáng tiến ra xa nhau khi truyền đi.
 • Chùm sáng song song: gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa chúng không 
 đổi khi truyền đi.
 1 17. Nêu một số ứng dụng của gương cầu lồi?
 • Dùng làm gương chiếu hậu trên ô tô, dùng làm gương ở các đoạn đường 
 quanh co, gấp khúc,
18. Tại sao kính chiếu hậu trên xe ô tô, xe máy là gương cầu lồi?
 • Vì khi dùng gương cầu lồi sẽ giúp người lái xe quan sát được vùng rộng hơn ở 
 phía sau xe để tránh tai nạn xảy ra.
19. Nêu các đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
 Ảnh của một vật sáng đặt gần gương cầu lõm có các đặc điểm là:
 • Là ảnh ảo ở sau gương, không hứng được trên màn chắn.
 • Độ lớn của ảnh lớn hơn độ lớn của vật.
 • Ảnh ở xa gương hơn vật.
20. Gương cầu lõm có tác dụng gì?
 • Biển đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở 
 trước gương.
 • Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song.
21. Nêu một số ứng dụng của gương cầu lõm?
 • Bếp mặt trời, đèn pin chiếu sáng, đèn pha trong các phương tiện giao thông 
 như ô tô, xe máy,
22. So sánh đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương 
 cầu lõm?
 • Giống nhau: đều là ảnh ảo ở sau gương và không hứng được trên màn chắn.
 • Khác nhau: 
 Ảnh và vật tạo bởi gương phẳng có cùng độ lớn và cùng khoảng cách 
 đến gương.
 Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có độ lớn nhỏ hơn độ lớn của vật và 
 ở gần gương hơn vật.
 Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có độ lớn lớn hơn độ lớn của vật và 
 ở xa gương hơn vật.
23. Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của nguồn âm? Kể tên 1 số nguồn âm và 
 chỉ ra bộ phận dao động của mỗi nguồn âm này khi âm thanh phát ra?
 • Nguồn âm là các vật phát ra âm.
 • Đặc điểm chung của nguồn âm: Các vật phát ra âm đều dao động.
 • Ví dụ:
 Con ong, ruồi, muỗi phát ra âm thanh khi bay. Bộ phận dao động là: 
 cánh của chúng.
 Loa điện phát ra âm thanh thì bộ phận dao động là màng loa.
 Tiếng trống thì bộ phận dao động là màng trống.
24. Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
 • Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị là Héc (Hz).
25. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
 • Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.
26. Khi nào âm phát ra cao (bổng)? Khi nào âm phát ra thấp (trầm)?
 • Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.
 • Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
27. Tai người có thể nghe được những âm có tần số trong khoảng nào?
 • Tai người có thể nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 
 20000Hz.
28. Biên độ dao động là gì?
 3 ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 2: Chiếu 1 tia tới SI lên một gương phẳng. Tia tới SI hợp với gương một góc 300. Hãy vẽ 
tia phản xạ IR. Tính góc tới và góc phản xạ.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 3: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng và cách gương 4cm.
 a) Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S qua gương và cho biết S’ cách điểm sáng S một khoảng 
 bằng bao nhiêu?
 b) Cho điểm M đặt bất kì trước gương phẳng. Vẽ tia tới SI sao cho tia phản xạ đi qua 
 điểm M. Trình bày cách vẽ.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 4: Cho tia tới SI hợp với gương phẳng một góc 400.
 a) Vẽ tia phản xạ và tính góc tới.
 b) Giữ nguyên tia tới SI. Hãy vẽ vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ nằm ngang, có 
 chiều từ trái sang phải.
 c) Giữ nguyên tia tới SI. Hãy vẽ vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ thẳng đứng, có 
 chiều từ dưới lên trên.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
 5 Bài 7: Hãy chỉ ra bộ phận nào phát ra âm thanh trong các trường hợp sau đây:
 a) Khi gõ nhẹ vào thành ống nghiệm chứa nước.
 b) Khi ta thổi sáo.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 8: Tại sao khi muốn nghe tiếng xe lửa từ xa người ta phải áp tai xuống đường ray?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 9: Khi ở ngoài khoảng không (chân không) các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với 
nhau bình thường như ở trên mặt đất không? Vì sao?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Bài 10: Một vật A thực hiện 4590 dao động trong 3 phút. Vật B thực hiện 150 dao động trong 
10 giây.
 a) Hãy tính tần số dao động của mỗi vật trên.
 b) Vật nào dao động nhanh hơn? Vì sao?
 c) Tai ta có thể nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?
......................................................................................................................................................
 7

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_hoc_ki_i_mon_vat_li_7_nam_hoc_2019_2020.docx