Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020

Câu 1 (2 điểm):

a/ (1 điểm): Chép lại một bài ca dao mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7.

b/ (1 điểm): Nêu ý nghĩa bài ca dao trên?

GỢI Ý

a/ Chép lại một bài ca dao .

b/ Nêu ý nghĩa bài ca dao trên.

Câu 2(1,5 đ):

a, Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học

" Cháu chiến đấu hôm nay

....................................... "

b, Xác định điệp ngữ và nêu giá trị của phép điệp ngữ trong khổ thơ em vừa chép?

GỢI Ý

a, Học sinh chép đúng khổ thơ ( 0,5 đ )

b,Tác dụng : Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.(1,5 đ)

docx 30 trang minhvy 06/07/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020

Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020
 HỆ THỐNG KIẾN THỨC HKI NĂM HỌC 2019-2020
 MÔN : NGỮ VĂN 7
 A. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (2 điểm): 
a/ (1 điểm): Chép lại một bài ca dao mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7. 
b/ (1 điểm): Nêu ý nghĩa bài ca dao trên?
GỢI Ý
a/ Chép lại một bài ca dao . 
b/ Nêu ý nghĩa bài ca dao trên.
Câu 2(1,5 đ): 
 a, Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học
 " Cháu chiến đấu hôm nay
 ....................................... "
 b, Xác định điệp ngữ và nêu giá trị của phép điệp ngữ trong khổ thơ em vừa chép? 
GỢI Ý
a, Học sinh chép đúng khổ thơ ( 0,5 đ ) 
b,Tác dụng : Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, 
thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì 
người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.(1,5 đ)
Câu 3 (1,5 điểm). Trong văn bản “Cồng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là 
cả một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cách cổng trường, em hiểu điều kì diệu đó là gì 
? 
GỢI Ý
Trả lời được điều kì diệu là :
+ Ở trường, thầy cô đã đem lại cho em những tình cảm, tình bạn, tình thầy trò(0,5đ)
+ Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng, đạo líđể 
em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội.(0,5đ)
+Đặc biệt các em biết đọc, biết viết chữ, ghi lại tiếng nói của dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được 
nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích. (0,5 điểm)
Câu 4:(2,5 điểm ) Chép thuộc lòng bài thơ ‟Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, cho biết bài thơ này 
thuộc thể thơ nào? Vì sao?
GỢI Ý
- Chép thuộc lòng bài thơ - không có lỗi chính tả (1,5đ).
- Nhận biết được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, với: bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, câu 1,2 , 
4 có sử dụng vần:on(tròn – non - son) (1đ)
Câu 5 (3 điểm)
 a) Hãy chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài “Sông núi nước Nam” (Lý Thường Kiệt)?
 b) Hãy cho biết vì sao bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc?
GỢI Ý
 a) Viết đúng bài thơ. 1 điểm
 b) Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc đầu tiên của dân tộc vì bài thơ đã:
- Tuyên bố về chủ quyền của đất nước không thế lực nào được xâm phạm: Nước Nam là của người 
Nam, điều đó ghi ở sách trời.(0,5 điểm)
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập của đất nước: kẻ xâm lược ắt nhận lấy bại vong.(0,5 
điểm)
- Đây là lần đầu tiên vấn đề về chủ quyền của đất nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân ta được 
khẳng định trong một văn bản. Vì vậy bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc đầu 
tiên của dân tộc.(1,0 điểm) Nội dung và nghệ thuật: Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép, Sông núi nước 
Nam là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý 
chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 10: (1 điểm)
 Bài ca dao sau thuộc chủ đề gì? Nêu nội dung.
 “ Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
GỢI Ý
Bài ca dao thuộc chủ đề về tình cảm gia đình. (0,5 điểm)
Nội dung : Thể hiện công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con 
trước công lao to lớn ấy. (0,5 điểm)
Câu 11: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)
GỢI Ý
+ Nghệ thuật : (0,5 điểm) : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đối rất chỉnh, sử dụng từ láy, từ tượng 
thanh.
+ Nội dung : (0,5 điểm) : Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng 
sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm 
lặng, cô đơn của tác giả.
Câu 12 : ( 1,0 điểm ) Thế nào là văn biểu cảm ? 
GỢI Ý
Biểu cảm : văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới 
xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm với người đọc .
Câu 14: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả Khánh Hoài đã nhắc đến nhiều 
cuộc chia tay, đó là những cuộc chia tay nào? Cuộc chia tay nào đã không xảy ra? Chi tiết đó nói lên 
điều gì? 
Câu 13: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài có nhiều cuộc chia tay: 
Cuộc chia tay của hai anh em, cuộc chia tay của những con búp bê, cuộc chia tay của Thủy với lớp học, 
với cô giáo, bạn bè. 
a-Theo em trong đó cuộc chia tay nào không xảy ra, cuộc chia tay nào đã bị bắt buộc trở thành những 
cuộc chia ly đầy nước mắt, vì sao? 
b- Qua đó tác giả muốn gửi đến mọi người thông điệp gì? 
GỢI Ý
a-Cuộc chia tay của những con búp bê không xảy ra, vì Thủy sợ 2 con búp bê chia lìa nhau thì sẽ rất 
buồn nhưng nếu Thủy mang cả 2 con đi thì sợ không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh- một cô bé 
giàu lòng vị tha. 
Cuộc chia tay của hai anh em, cuộc chia tay với lớp học, với cô giáo, bạn bè đã bị bắt buộc trở thành 
những cuộc chia ly đầy nước mắt, vì bố mẹ bỏ nhau. (0,5điểm)
b-Qua văn bản tác giả muốn gửi đến mọi người thông điệp: Mái ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan 
trọng, đừng vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng ấy.
Câu 14: (2,5điểm) Chép thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
 a.Cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì?
 b.Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ.
GỢI Ý
 Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,
 Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa.
 Ao sâu nước cả,khôn chài cá,
 Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà.
 Cải chửa ra cây,cà mới nụ,
 Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.
 Đầu trò tiếp khách,trầu không có, - Tĩnh dạ tứ: tình cảm quê hương thể hiện qua nỗi sầu xa xứ tình yêu quê hương tha thiết,sâu nặng.
Câu 18: Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư”(người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư" 
(vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
GỢI Ý
 Ngày xưa, “đế” (vua) là đấng chí tôn của một nước, đại diện cho nước, cho dân. Sở dĩ không 
nóí “Nam nhân cư” mà nói “Nam đế cư” vì nói “Nam đế” để khẳng định nước Nam ta có vua cai trị, có 
chủ quyền, có sông núi, bờ cõi riêng, có đầy đủ đặc điểm của một quốc gia độc lập, không phải là đất 
hoang để cho quân giặc xâm chiếm. Cách nói đó còn thế hiện niềm tự hào và ý thức tự tôn của dân tộc. 
Câu 19: Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam vương cư” mà lại nói “Nam đế cư" thì em sẽ giải 
thích thế nào?
GỢI Ý
 Nguyên văn là “Nam đế”, tức là vua nước Nam. Trong chữ Hán còn có chữ “vương” cũng có 
nghĩa là vua. Nhưng “đế” thì cao hơn “vương”. Ở đây dùng chữ “đế” là để tỏ thái độ ngang hàng với 
nước Trung Hoa, vì ở Trung Hoa gọi vua là “đế” thì ở nước ta cũng vậy. Cần hiểu: trong quan niệm 
đương thời, “đế” là đại diện cho nước cho dân
Câu 20:(3đ) 
 a) Chép lại 2 câu thơ cuối của 2 bài thơ có sử dụng cụm từ “ ta với ta” đã học trong chương trình 
văn 7. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm (1,5 điểm).
 b) So sánh cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ (1,5 điểm)
GỢI Ý
a) (1,5điểm) : 
 + Chép đúng, không sai chính tả 2 câu thơ cuối của 2 bài thơ ( 1 điểm. Sai 1 lỗi chính tả - 0,25đ)
 + Nêu đúng tác giả, tác phẩm ( 0,5 điểm). Trong 1 bài, nếu chỉ nêu đúng tác giả hoặc tác phẩm: 
không có điểm.
“ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng, ta với ta” (Qua đèo Ngang- Bà Huyện 
Thanh Quan)
“ Đầu trò tiếp khách trầu không có/Bác đến chơi đây ta với ta” ( Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến)
b) So sánh cụm từ “ ta với ta” trong 2 bài thơ QĐN và BĐCN: 
 Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ 
thể trữ tình
 Khác nhau:
 +QĐN: chỉ một mình bà Huyện đối diện với chính mình, ta với ta ở đây chỉ một nỗi buồn, nỗi cô đơn 
tuyệt đối của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại cảnh đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ. Giữa cảnh trời mây non 
nước bao la ấy, thì chỉ “ ta với ta” ấy càng làm cho bà thêm cô đơn, lẻ loi, mảnh tình riêng nhớ nước 
thương nhà cũng vì thế mà tha thiết, cháy bỏng hơn
 + BĐCN: chỉ 2 người bạn tri âm tri kỉ trong sự hòa hợp trọn vẹn, “ Bác đến chơi đây, ta với ta” là cả 
một niềm hạnh phúc, vui sướng được hòa hợp trong tình bạn. Nếu như ở những câu thơ trên, 1 tình 
huống “ không có gì” để tiếp đãi khi bạn đến chơi thì câu thơ “ ta với ta” đã xóa đi tất cả, chỉ cần 1 tình 
bạn chân thành cao cả, hiểu nhau và đến với nhau bằng cả tấm lòng.
Câu 21. (2,0 điểm):
a) Em hãy chép thuộc lòng bản dịch thơ bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.
b) Em hãy nêu nội dung bài thơ.
GỢI Ý
a) HS chép đúng bản dịch thơ bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải được 1,0 điểm, mỗi lỗi chính 
tả trừ 0,25 điểm.
b) HS xác định đúng nội dung bài thơ: bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh 
trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. (1,0 điểm)
Câu 22 Văn bản “Mẹ tôi” để lại trong em hiểu và thấm thía sâu sắc nhất điều gì? (viết vài câu ngắn 
gọn) a/ Xác định lỗi dùng quan hệ từ?
 b/ Hãy sửa lại cho đúng bằng hai cách?
GỢI Ý
 a/ Câu trên dùng thừa quan hệ từ ( 1 điểm ) 
 b/ Sửa lại cho đúng bằng hai cách: ( 1 điểm ) 
 - Cách 1: Bỏ quan hệ từ “ Qua”
 - Cách 2: Thêm chủ ngữ để hoàn thành một câu hoàn chỉnh, có thể là: Tác giả, nhà thơ 
 hoặc Nguyễn Khuyến.
Câu 5: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (6 8 câu) về đề tài bảo vệ môi trường 
(ô nhiễm nguồn nước), trong đó sử dụng từ đồng nghĩa và biện pháp điệp ngữ một cách thích hợp.
GỢI Ý
 Yêu cầu:
 - Hình thức: đoạn văn có độ dài từ 6 8 câu.
 - Nội dung: đề tài bảo vệ môi trường: Ô nhiễm nguồn nước 
 - Sử dụng từ từ đồng nghĩa và biện pháp điệp ngữ một cách thích hợp.
 - Văn viết lưu loát, mạch lạc, có mở- kết đoạn, câu rõ ràng.
Câu 6 (1 điểm): Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ sau:
 a) Tuy.nhưng
 b) Nếu.thì
GỢI Ý
 a) Tuynhưng..: HS đặt câu đúng, nội dung có ý nghĩa tích cực. 0,5 điểm
 b) Nếu.thì...: HS đặt câu đúng, nội dung có ý nghĩa tích cực. 0,5 điểm
 Câu 7: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. (1đ)
GỢI Ý
 - Khái niệm từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác 
 xa nhau, không liên quan gì đến nhau.(0.5đ)
 - cho ví dụ: thu : mùa thu, thu tiền. 
Câu 8: Sắp xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại : học hành ,
 nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, đất cát, xe đạp, sách vở, nhà khách .
Từ ghép chính phụ 
Từ ghép đẳng lập 
GỢI Ý
Từ ghép chính phụ Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, nhà khách 
Từ ghép đẳng lập học hành, nhà cửa, đất cát, sách vở
Câu 9 : ( 2,0 điểm ) 
 1. Hãy đặt câu với cặp từ đồng âm sau : ( học sinh lớp đại trà – 2,0 điểm, học sinh lớp chọn – 
 1,0 điểm )
 A. Năm ( danh từ ) - năm ( số từ ) .
 B. Thân ( danh từ ) - thân ( tính từ ).
 C. Bắc ( danh từ ) - bắc (động từ ).
 D. Trong ( tính từ ) - trong ( giới từ ).
 2. Giải nghĩa thành ngữ sau : 
 Lên thác xuống ghềnh 
GỢI Ý
 A . Năm học vừa qua tôi đã năm lần dẫn đầu trong các tháng thi đua của lớp .
 B . Tôi và Thân chơi với nhau rất thân thiết .
 C. Ở ngoài bắc các chú công nhân đang bắc cầu qua sông.
 D. Trong nhà em có một cái giếng, nước rất trong .
 2. ( 1,0 điểm )Giải nghĩa thành ngữ : 
 Gian nan, vất vả, cực khổ (ẩn dụ ) 
Câu 10 (2,0 điểm- lớp chọn 1,0 điểm).

File đính kèm:

  • docxhe_thong_kien_thuc_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2019_2020.docx