Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020

I/ Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả, tác phẩm.

1. Tôi đi học(Thanh Tịnh)

2. Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng)

3. Lão Hạc(Nam Cao)

4. Tức nước vỡ bờ(Tắt đèn-Ngô Tất Tố)

II/Văn học nước ngoài : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.

1. Cô bé bán diêm( Truyện cổ An -đec-xen)

2. Đánh nhau với cối xay gió( trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)

3. Chiếc lá cuối cùng ( O.Hen-ri)

4. Hai cây phong( trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)

III/Văn bản nhật dụng : 3 văn bản : Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội .

1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

2. Ôn dịch, thuốc lá

3. Bài toán dân số

doc 18 trang minhvy 06/07/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020

Hệ thống kiến thức học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020
 HỆ THỐNG KIẾN THỨC HKI NĂM HỌC 2019 – 2020
 MÔN NGỮ VĂN 8
 A/PHẦN VĂN HỌC :
 I/ Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt 
văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự 
sự hoặc thuyết minh về tác giả, tác phẩm.
1. Tôi đi học(Thanh Tịnh)
2. Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng)
3. Lão Hạc(Nam Cao)
4. Tức nước vỡ bờ(Tắt đèn-Ngô Tất Tố)
II/Văn học nước ngoài : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm 
tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.
1. Cô bé bán diêm( Truyện cổ An -đec-xen)
2. Đánh nhau với cối xay gió( trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
3. Chiếc lá cuối cùng ( O.Hen-ri)
4. Hai cây phong( trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)
III/Văn bản nhật dụng : 3 văn bản : Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn 
văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội .
1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
2. Ôn dịch, thuốc lá
3. Bài toán dân số
IV/Thơ Việt Nam đầu TK XX : Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội 
dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.
1. Đập đá ở Côn Lôn(Phan Châu Trinh)
* PHẦN Ý NGHĨA:
 1. Tôi đi học: 
 - Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của 
 nhà văn Thanh Tịnh.
 2. Trong lòng mẹ: 
 - Ý nghĩa văn bản:Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm 
 hồn con người.
 3. Tức nước vỡ bờ: 
 -Ý nghĩa văn bản: nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng 
 mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
4. Lão Hạc: 
 - Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị 
hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
5. Cô bé bán diêm : 
- Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với 
 những số phận bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió: Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng 
 xóm
 -> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.
 Câu2:
 Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số 
 phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?
 TL
 Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” của 
 ngô Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông 
 dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến 
 - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống 
 của họ vô cùng nghèo khổ.
 + Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. 
 Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt  
 lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. 
 + Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn 
 cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán 
 con bán chó để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và 
 tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị 
 tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực. 
 - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi 
 người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....
 + Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, 
 bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một 
 người cha nghèo
 + Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị 
 sẵn sàng đứng lên để bảo vệ.
- Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp 
 dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật 
 vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một 
 cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng 
 nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người 
 cùng khổ .. 
 Câu 3: 
 Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và 
 “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích 
 để làm sáng tỏ.
 a. Giống nhau: 
 - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
 - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã 
 hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
 - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
 b. Khác nhau: + Nhân vật tôi buồn, thất vọng vì như vậy là bản năng con người đã chiến thắng 
nhân tính, lòng tự trọng không giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha 
hóa.
+ Một loạt câu cảm thán và dấu chấm lửng trong đoạn văn góp phần bộc lộ dòng 
cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho cuộc đời lão Hạc, buồn 
cho số kiếp con người trong xã hội xưa.
Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo trong đoạn truyện chan chứa một tình thương 
và lòng nhân ái sâu sắc nhưng âm thầm giọng điệu buồn và thoáng bi quan.
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT :
I/Từ vựng:
1. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng:
– Cấp độ khái quát của từ ngữ.
+ Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ 
ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong 
phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ 
ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ 
ngữ khác.
Ví dụ: Từ “Thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ 
lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với “người”.
– Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt
2. Từ tượng hình và từ tượng thanh:
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt
– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì
– Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được 
dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.
3. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
– Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: O – cô, bầm – mẹ (Trung Bộ)
Cây viết – cây bút, đậu phộng – lạc (Nam Bộ)
Thưng (dụng cụ đong gạo, thóc), thầy – bố,  (Bắc Bộ).
– Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
4. Một số biện pháp tu từ:
a. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện 
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày a. Dấu ngoặc đơn :
* Công dụng :Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ 
sung, thuyết minh thêm
* Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối 
cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
 (Nguyễn Ái Quốc)
b. Dấu hai chấm :
* Công dụng :Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho 
phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối 
thoại (dùng với dấu gạch ngang).
* Ví dụ:
 Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai khá rồi chứ?
 (Ngô Tất Tố)
 Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.
 (Nguyên Hồng)
c. Dấu ngoặc kép :
* Công dụng :Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; 
đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;đánh dấu tên 
tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
* Ví dụ:
 Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn 
chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
 (Nguyên Hồng)
C/PHẦN TẬP LÀM VĂN :
I/Văn tự sự :
1.Ngôi kể trong văn tự sự.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Khi gọi các nhân vật bằng các tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là 
kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân 
vật.
- Khi tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì 
mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của 
mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác giả...
2. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu 
cảm.
 * Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.
 * Bước 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :
 - Ngôi mấy?
 - Xưng là:
 * Bước 3: Xác định trình tự kể:
 - Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ? -Nhiều năm trôi qua, tôi không sao quên được một việc làm vô ý thức của tôi 
khi còng học lớp 6 .
 -Việc làm ấy đã khiến thầy cô buồn lòng và tôi cứ ân hận mãi .
2.Thân bài :
 a/ Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện (kết hợp MT, 
BC )
 -Tôi là HS mới được chuyển trường vì treo ba mẹ công tác .
 -Sau 3 tuần học , tôi đã được GVCN quan tâm đặc biệt (vì có tiếng là nghịch 
phá và lém lĩnh )
 -GVCN bố trí chỗ ngồi ? (gần một bạn nữ học giỏi , chăm nhưng ít nói và 
nghiêm nghị quá ; lại thường xuyên dò bài tôi lúc 15 phút đầu giờ ! )
 -Sắp xếp tôi ngồi như vậy, có lẽ để tôi hạn chế những thói hư tật xấu của tôi 
chăng ?
 -Thái độ học ở trường ? (làm kiểm tra thường quay cóp; GVCN đã nhiều lần 
nhắc nhở và phân công “bạn ấy “ theo dõi báo cáo lại.
 -Suy nghĩ lúc đó ? (tự ái khi bị kìm kẹp bởi một đứa con gái ; càng tức giận 
hơn khi bạn ấy cứ lằn nhằn bên tai tôi những lời góp ý khuyên can về việc học 
hành . . .)
b/ Diễn biến sự việc gây nên lỗi lầm :
 -Tìm cách trả thù ? (phải tìm cách nào cho “bạn ấy “ sợ không dám báo cáo 
với GVCN mà còn thành khẩn cho tôi xem bài khi làm kiểm tra )
 -Thời cơ đã đến ? (Hôm ấy , có tiết kiểm tra Văn . Cả lớp chuẩn bị lấy giấy 
làm bài .Bỗng một tiếng thét thất thanh vang lên, liền sau đó một thân người ngã 
quị .”Người bạn nữ “ ngồi cạnh tôi bất tỉnh .Dưới chân bạn ấy, một con rắn nhỏ đã 
bị dập đầu nằm sóng soài ).
 -Tình hình lúc ấy như thế nào ? (Tôi ngồi thừ người ra bất động ; Cả lớp 
cuống cuồng lo cho bạn ấy .Người thì đánh dầu, kẻ bóp tay chân nhưng bạn ấy vẫn 
không tỉnh .Cuối cùng, nhà trường phải đưa bạn ấy vào bệnh viện; Hình ảnh thảm 
thương của người bạn ấy cứ ám ảnh tôi trên suốt đường về nhà.
c/ Tâm trạng, suy nghĩ sau sự việc trên :
 -Hôm sau, bạn ấy phải nghỉ học vài hôm để tĩnh dưỡng. Lòng tôi chợt buồn, 
nhớ và hồi hộp lo âu . . .
 -Tôi có cảm giác như các bạn đang nhìn về phía tôi ,đang trút nỗi căm giận 
về tôi ; Chưa bao giờ tôi thấy buồn và trống vắng như thế; Lần đầu tiên tôi hiểu thế 
nào là sự dày vò day dứt của lương tri.
 -Tôi thu hết can đảm nhận tội trước lớp và nhận sự trừng phạt của GVCN .
 -Sự ân cần bao dung của cô chủ nhiệm, của lớp, đặc biệt là của bạn ấy càng 
khiến tôi ân hận nhiều hơn .
 -Từ đó , tôi thầm hứa chuyên tâm học hành; Cuối năm vươn lên đạt khá, giỏi 
xứng đáng với sự tin yêu của thầy cô và bạn bè; Tôi và bạn ấy trở thành đôi bạn 
thân cho đến bây giờ.
3.Kết bài : (Liên hệ, liên tưởng về thực tại, tương lai )
 -“Nếu như vì quá hoảng sợ cùng với bệnh tim mà bạn của em chết luôn thì 
em nghĩ sao ?”. Lời của GVCN ngày nào cứ văng vẳng bên tai. Lúc ấy, tôi còn quá 

File đính kèm:

  • doche_thong_kien_thuc_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2019_2020.doc