Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 - Tiết 49: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương Khánh Hòa - Cao Thị Minh Khuê

1/Vị trí địa lý

Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ.[1]

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.217,6 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông.[2] Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam.[3] Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.

2/Địa hình

Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh.[4] Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.[5]

docx 6 trang minhvy 11/11/2024 70
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 - Tiết 49: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương Khánh Hòa - Cao Thị Minh Khuê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 - Tiết 49: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương Khánh Hòa - Cao Thị Minh Khuê

Kế hoạch bài dạy Địa lí 8 - Tiết 49: Thực hành Tìm hiểu địa lí địa phương Khánh Hòa - Cao Thị Minh Khuê
 TIẾT 49: 
ĐỊA LÍ 8
THƯC HÀNH : TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
 KHÁNH HÒA
1/Vị trí địa lý
Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, phía 
Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây 
giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp 
huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc 
Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là 
thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà 
Nội 1.278 km đường bộ.[1]
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.217,6 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài 
từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 
109°27’55" kinh độ Đông.[2] Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm 
tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông 
trên đất liền của Việt Nam.[3] Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng 
nhất vào khoảng 90 km.
2/Địa hình
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, 
miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn 
tỉnh.[4] Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra 
biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ 
Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.[5]
Bãi biển Dốc Lếch tại Ninh Hòa
a/Vùng núi và bán sơn địa Quang cảnh đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang.
c/ Bờ biển và biển ven bờ
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam.[7] Đường 
bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km 
tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ 
ven bờ.[2] Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, 
Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Trong đó 
có nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với 
biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18-20 m,[8][9] và thường được 
xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á,[10][11] trước đây được 
sử dụng làm căn cứ quân sự của Hoa Kỳ rồi Liên Xô (sau này là Nga) nhưng về 
sau được chuyển thành cảng dân sự.[12]
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp 
nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển 
trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu 
không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con 
Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã 
bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy 
núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo 
như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những 
vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các 
vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh.[4]
Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường 
Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 
ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện 
tích 10 km². Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65 km². 
Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30 km; rộng 5 km (ngập nước khi triều lên). nước của suối Bông và đến Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối Trầu. Chảy 
 đến Ngũ Mỹ, sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hòa khoảng một cây số, 
 sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và sông Tân Lan, cách cửa một cây số, 
 còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay (sông Dõng). Các phụ lưu lớn (Đá 
 Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sông 
 Dinh, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985 km2, bao trùm toàn bộ 
 thị xã Ninh Hòa. Sau khi chảy qua thị xã Ninh Hòa, sông lại chia ra nhiều 
 nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao, rồi 
 qua cửa Hà Liên đổ ra đầm Nha Phu.[13]
4/ Địa chất
Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn 
gốc mác ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới.[14] Ngoài ra còn có các loại đá 
cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa 
đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa 
khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây 
khoảng 570 triệu năm.[14] Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo 
sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong 
hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng 
độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều 
cảnh đẹp nổi tiếng.
 5/Khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực 
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc 
đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra 
và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn 
do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa 
và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương 
lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% 
lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có 
tới 2.600 giờ nắng.[15] Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 
26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có 
khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.[16] Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%[15].
Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng 
đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng 
nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh). Tháng 
9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha 
Trang) và 20-26 °C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ 
vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dia_li_8_tiet_49_thuc_hanh_tim_hieu_dia_li.docx