Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Tiết 35: Giáo dục chủ quyền biển đảo - Năm học 2020-2021 - Đoàn Văn Trình
I. BIỂN ĐẢO – TIỀM NĂNG KINH TẾ VÀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC
- Khái niệm:
1.1. Biển, đảo, quần đảo:
+ Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (bờ biển).
+ Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
+ Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philippin...).
1.2. Chủ quyền, Quyền chủ quyền, Quyền tài phán:
+ Chủ quyền: Là quyền tối cao được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia.
+ Quyền chủ quyền: Là quyền được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa…
+ Quyền tài phán: Là thẩm quyền riêng của quốc gia có biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động và công trình trên biển; NCKH về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình.
(Các quyền này được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982)
- Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Tiết 35: Giáo dục chủ quyền biển đảo - Năm học 2020-2021 - Đoàn Văn Trình
Ngày soạn: 09/05/2021 Tuần 35, tiết 35 GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NỘI DUNG I. BIỂN ĐẢO –TIỀM NĂNG KINH TẾ VÀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC II. LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN – TRƯỜNG SA, HOÀNG SA III. TRƯỜNG SA HÔM NAY IV. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG KHÁNH HÒA I. BIỂN ĐẢO – TIỀM NĂNG KINH TẾ VÀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC 1. Khái niệm: 1.1. Biển, đảo, quần đảo: + Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (bờ biển). + Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. + Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philippin...). 1.2. Chủ quyền, Quyền chủ quyền, Quyền tài phán: + Chủ quyền: Là quyền tối cao được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia. + Quyền chủ quyền: Là quyền được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa + Quyền tài phán: Là thẩm quyền riêng của quốc gia có biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động và công trình trên biển; NCKH về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình. (Các quyền này được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982) - Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. 2.2. Việt Nam – một quốc gia mạnh về biển, đảo: + 1 trong 28 tỉnh thành có biển (1 trong 10 QG có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển); + Vùng biển rộng trên 1 triệu km2; khoảng hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ; + Vùng biển và ven biển đều nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa AĐD – TBD, Châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực. + Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa & DK1, vừa có vị trí chiến lược kinh tế vừa có vị trí quốc phòng an ninh + Nguồn thu từ dầu khí, từ các hoạt động hàng hải, vận tải, dịch vụ biển; khai thác, đánh bắt hải sản chiếm tỉ trọng đáng kể trong GDP (48-49%/năm 2012). + Chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm (5 nước, 6 bên) ( Trường Sa) - Trung Quốc: chiếm 7 đảo (đá) - Philippin: chiếm 9 đảo - Malaixia: chiếm 7 đảo - Đài Loan: chiếm 01 đảo - Việt Nam: đóng giữ 21 đảo (33 điểm đảo) - Brunei: 00 + Quan điểm của Đảng ta : - - Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo; tích cực phối hợp với các quốc gia khu vực để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông năm 2002. - - Chủ trương giải quyết những vấn đề tranh chấp, tồn tại ở Biển Đông một cách hoà bình. - - Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, một “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam. II. LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA 1. Các căn cứ khẳng định chủ quyền: + Pháp lý (Luật pháp trong nước và quốc tế, hiệp ước hiệp định) + Lịch sử (tài liệu, bản đồ) + Thực tế chiếm hữu, sử dụng (hành động diễn ra) 2. Lịch sử chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa + Các tư liệu lịch sử Việt Nam: - 4/1988: chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Su Bi. - 1995: bãi đá Vành Khăn => Các hành động chiếm đóng của Trung Quốc trên 2 quần đảo là hoàn toàn trái với qui định của luật pháp quốc tế). III. TRƯỜNG SA HÔM NAY + Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm đảo: - Song Tử, - Thị Tứ, - Loại Ta, - Bình Nguyên, - Sinh Tồn, - Nam Yết, - Trường Sa, - Thám Hiểm (An Bang) + Tháng 4/2007, Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, huyện Trường Sa có 3 đơn vị hành chính: - Thị trấn Trường Sa - Xã Song Tử Tây - Xã Sinh Tồn Thị trấn Trường Sa gồm đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Song Tử Tây gồm đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận. Xã Sinh Tồn gồm đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận. IV. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG KHÁNH HÒA 1. Chủ quyền biển đảo trong chương trình LSĐP Khánh Hòa 1.1. Biển đảo Khánh Hòa trong lịch sử: - Thời người nguyên thủy, cư dân cổ Khánh Hòa đã chọn các cồn cát gần mép nước biển hoặc trong đất liền, nơi có dòng chảy lớn làm nơi cư trú. Dấu vết tìm thấy: đảo Hòn Tre (Nha Trang), Xóm Cồn, Bình Hưng, Bình Ba, Hòa Diêm (Cam Ranh), Vĩnh Yên (Vạn Ninh), Diên Sơn (Diên Khánh): vỏ nhuyễn thể, trang sức vỏ ốc - Từ năm 1653, cư dân Việt vào làm ăn sinh sống đã lập làng, tụ cư ở những vùng đất ven sông, biển: Đại Lãnh, Vạn Giã, Vạn Lương (Vạn Ninh), Hòn Khói, ven sông Dinh (Ninh Hòa), tứ thôn Đại Điền, thành Diên Khánh (Diên Khánh), Vĩnh Điềm, Ngọc Hội, Lư Cấm (Nha Trang)... Bên cạnh nghề nông truyền thống, có nghề đánh bắt cá, làm mắm, khai thác yến sào - Một số bài đọc thêm khác b) Bài ngoại khóa: Huyện Trường Sa; Trường Sa, Hoàng Sa – phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam Cam Phú, ngày 09 tháng 05 năm 2021 Người thực hiện Đoàn Văn Trình
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_gdcd_9_tiet_35_giao_duc_chu_quyen_bien_dao.doc