Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 ở trường Tiểu học Vạn Khánh 2
Môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó nhằm hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về thế giới xung quanh. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn... Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn học khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học.
Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể sử dụng trong nói - viết), phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh.
Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy - học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy - học cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, có thể nói một số nội dung giảng dạy (được trình bày trong sách giáo khoa) còn ít nhiều xa lạ và phương pháp dạy phân môn này hầu như chưa định hình, cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyện từ và câu. Hiệu quả dạy - học giờ Luyện từ và câu nhìn chung còn thấp. Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú.
Mặt khác, học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô và khó. Một số chủ đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ trong sách giáo khoa còn mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy trực quan của các em. Trong sách giáo khoa, có những loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán (điền từ) hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và khó thực hiện (bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Điều này dẫn đến tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn Luyện từ và câu ở các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 ở trường Tiểu học Vạn Khánh 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2 SÁNG KIẾN Đề tài : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2 Tên tác giả : NGUYỄN DUY HUY Năm học : 2018 - 2019 I. Đặt vấn đề : 1. Lý do chọn đề tài: Môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó nhằm hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về thế giới xung quanh. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn... Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn học khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là xây dựng vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói - viết) được thuận lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể sử dụng trong nói - viết), phát triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh. Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức một tiết dạy - học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy - học cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, có thể nói một số nội dung giảng dạy (được trình bày trong sách giáo khoa) còn ít nhiều xa lạ và phương pháp dạy phân môn này hầu như chưa định hình, cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyện từ và câu. Hiệu quả dạy - học giờ Luyện từ và câu nhìn chung còn thấp. Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa phong phú. Mặt khác, học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô và khó. Một số chủ đề còn trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Bên cạnh đó, cách 2 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu - Nội dung: Phân môn Luyện từ và câu lớp 4. - Thời gian: 9/ 2018 – 12/ 2018 - Không gian: Trường Tiểu học Vạn Khánh 2 - Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Vạn Khánh 2. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đề tài đưa ra những biện pháp tích cực nhằm giúp học sinh khối lớp 4 ở trường Tiểu học Vạn Khánh 2 học tốt hơn phân môn Luyện từ và câu, nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 4 Ở lớp 1 chưa có tiết Luyện từ và câu, ở lớp 2 và lớp 3 mỗi tuần có 1 tiết, ở lớp 4 và 5 có 2 tiết mỗi tuần (chưa kể các tuần ôn tập). Ở lớp 4, các kiến thức lí thuyết được học thành tiết riêng. Đó là các nội dung như từ và cấu tạo từ, các lớp từ (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa), từ loại, câu, các kiểu câu, thành phần câu, dấu câu, biện pháp liên kết câu. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho học sinh một số kiến thức ngữ âm – chính tả như tiếng, cấu tạo tiếng. 1.3.1. Về vốn từ Học sinh học thêm khoảng 500 – 550 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề. 1.3.2. Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu - Cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. - Từ loại: Danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ. - Các kiểu câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi; Dùng câu hỏi với mục đích khác; Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi; Câu kể; Câu kể “Ai làm gì?”; Câu kể “Ai thế nào?”; Câu kể “Ai là gì?”; Luyện tập câu kể “Ai làm gì?”; Câu khiến; Cách đặt câu khiến; Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị; Câu cảm. - Cấu tạo câu (thành phần câu): Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”; Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”; Vị ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”; Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?”; Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?”; Chủ ngữ trong câu kể “Ai là gì?”; Thêm trạng ngữ cho câu; Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. - Dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang. - Ngữ âm – chính tả: Cấu tạo tiếng; Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài; Cách viết tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu, huân chương. 1.3.4. Các kiểu bài học Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Các bài học theo các mạch kiến thức từ, câu có thể chia thành hai kiểu: bài lí thuyết, bài thực hành. - Những bài được xem là bài lí thuyết về từ và câu ở lớp 4 là những bài được đặt tên theo một mạch kiến thức và có phần ghi nhớ được đóng khung. Cấu trúc bài lí thuyết về từ và câu gồm có ba phần: phần Nhận xét, phần Ghi nhớ, phần Luyện tập. - Bài thực hành là những bài có tên gọi “Luyện tập”, chỉ gồm các bài tập nhưng cũng có khi thêm những nội dung kiến thức mới, ví dụ kiến thức về các kiểu loại danh từ ở bài luyện tập về danh từ, kiến thức về các kiểu từ ghép trong bài luyện tập về từ ghép. Ngoài ra, bài ôn tập là nhóm bài có tên gọi “Ôn tập”, là các bài có nội dung luyện từ và câu trong tuần ôn tập giữa học kì, cuối học kì, cuối năm. 1.3.5. Các nhóm, dạng bài tập Luyện từ và câu 6 - Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn được học sinh. - Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh nên các em chưa được làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt. - Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho tiết học đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là tiền đề trong việc phát triển bồi dưỡng những em có năng khiếu. Nhưng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế. 2.2. Đối với học sinh Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn học này. Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”. Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học, từ đó dẫn đến việc nhận diện, phân loại, xác định hướng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều. Chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ còn nghèo nàn nên các em dùng từ còn sai, khi nói và viết chưa trọn câu, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Học sinh chưa có thói quen phân tích dữ kiện của đề bài, thường hay bỏ sót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài. Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và bài làm không đạt yêu cầu. Điều đó cho thấy rằng học sinh nắm kiến thức một cách còn máy móc, thụ động và tỏ ra yếu kém, thiếu chắc chắn. Do vậy ngay khi dạy tới phần từ ghép, từ láy...Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 4 (45 học sinh) bằng bài tập có nội dung như sau: Đề bài: Hãy xếp những từ được in đậm trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Kết quả khảo sát như sau: Xếp loại Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 4A 22 0 2 12 8 4B 23 0 3 11 9 8 Nhân tài Nhân từ ... ... Tổ chức thi đua giữa hai đội, đội nào xếp đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Phần giới thiệu bài, việc dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật. Lời vào bài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ ý, không dài dòng để học sinh cảm thấy hấp dẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng. 3.3. Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập và thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức. Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trình bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập. Tổ chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân, nhóm. Sau đó báo cáo kết quả, cả lớp cùng tham gia trao đổi, nhận xét, học sinh tự rút ra kết luận. Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bổ sung. Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài. Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa từ mà gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh để tìm nghĩa của từ. Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa vào hoàn cảnh cụ thể để học sinh hiểu nghĩa. Cuối cùng giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài: Động từ ( Tuần 9). Ở phần nhận xét, sau khi cho học sinh đọc kĩ, thảo luận theo cặp tìm các từ chỉ hoạt động của người, các từ chỉ trạng thái của vật, rồi trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên sẽ chốt lại: Các từ nêu trên là động từ. Và đặt câu hỏi: “Vậy thế nào là động từ?”. Học sinh trả lời – giáo viên khẳng định và ghi bảng. 3.4. Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hóa vốn từ Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học. Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ... thuộc các chủ điểm, giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa. Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa. Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm. Từ đó, học sinh có cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho. Căn cứ vào từng đối tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng. Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng (Tuần 5). Bài tập 4: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng: 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon.doc