SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Vạn Khánh 2

Như chúng ta đã biết, Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các ngành khoa học. Đồng thời môn Toán là một môn học có tính liên tục (giáo dục đồng tâm), nếu chúng ta không khéo trong phương pháp giảng dạy thì rất khó tạo được hứng thú cho các em học tốt và say mê học Toán.

Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Toán là yêu cầu bức thiết hiện nay, là giáo viên đang giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi phải làm như thế nào để các em thích thú với môn học vừa khó vừa khô như thế.

Mặt khác đặc điểm nhận thức của học sinh là năng lực phân tích, tổng hợp chưa cao, tri giác thường dựa vào hình dạng bên ngoài, nhận thức chủ yếu dựa vào cái quan sát được…Đến lớp 5 trí tưởng tượng của học sinh đã phát triển nhưng vẫn phụ thuộc vào mô hình mẫu vật thật, suy luận của học sinh đã phát triển song vẫn còn là một dãy phán đoán, nhiều khi còn cảm tính.

Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Khánh 2.

doc 19 trang minhvy 29/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Vạn Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Vạn Khánh 2

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Vạn Khánh 2
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
 SÁNG KIẾN
 Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
dạy học môn Toán cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học 
Vạn Khánh 2.
 TÁC GIẢ : LƯU QUỐC THỊNH
 Năm học: 2018 - 2019
 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và 
các ngành khoa học. Đồng thời môn Toán là một môn học có tính liên tục (giáo dục 
đồng tâm), nếu chúng ta không khéo trong phương pháp giảng dạy thì rất khó tạo 
được hứng thú cho các em học tốt và say mê học Toán.
 Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, 
môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn Toán 
là yêu cầu bức thiết hiện nay, là giáo viên đang giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi 
và học hỏi phải làm như thế nào để các em thích thú với môn học vừa khó vừa khô 
như thế.
 Mặt khác đặc điểm nhận thức của học sinh là năng lực phân tích, tổng hợp 
chưa cao, tri giác thường dựa vào hình dạng bên ngoài, nhận thức chủ yếu dựa vào 
cái quan sát đượcĐến lớp 5 trí tưởng tượng của học sinh đã phát triển nhưng vẫn 
phụ thuộc vào mô hình mẫu vật thật, suy luận của học sinh đã phát triển song vẫn 
còn là một dãy phán đoán, nhiều khi còn cảm tính.
 Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Khánh 2.
 2. Lịch sử của đề tài:
 Đề tài được bắt đầu vào tháng 8/2018 và kết thúc vào tháng 12/2018.
 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Mục đích của nghiên cứu là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học môn Toán ở lớp 5. 
 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
 4.1. Nhiệm vụ:
 Chỉ ra những cơ sở lí luận thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 5 học 
tập môn Toán thông qua việc thực nghiệm bản thân nhằm giúp cho việc dạy học có 
hiệu quả hơn.
 Thực nghiệm dạy học theo hướng tích cực các hoạt động học tập của học 
sinh bằng phiếu bài tập, đồ dùng trực quan, vật mẫu (thu nhỏ).
 Tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khăn nâng 
cao chất lượng dạy học môn Toán.
 Tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm, nêu ý kiến đề xuất của bản 
thân.
 4.2. Phương pháp: 
 Phương pháp sư phạm.
 3 Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích thông 
dụng.
 Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng 
số thập phân.
 1.3. Về hình học:
 Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, 
hình cầu và một số dạng của hình tam giác.
 Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
 Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ 
nhật, hình lập phương.
 1.4. Về giải toán có lời văn:
 Biết giải và trình bày bài toán theo 4 bước.
 Một số dạng toán về quan hệ tỉ lệ.
 Các bài toán về tỉ số phần trăm.
 Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
 1.5. Về các yếu tố thống kê:
 Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
 Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập trên biểu đồ.
 1.6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách 
của học sinh:
 Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chấtbằng ngôn ngữ (nói, viết) 
ở dạng khái quát.
 Tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; 
bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán, sáng tạo; phát triển trí tưởng 
tượng không gian
 Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có 
tinh thần trách nhiệm. . .góp phần hình thành nhân cách.
 2. Thực trạng của vấn đề:
 Ở trường Tiểu học hiện nay, việc dạy Toán bên cạnh những thành công vẫn 
còn nhiều hạn chế. Học sinh tính toán còn chậm, chưa thành thạo như mong muốn, 
kết quả tính toán của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ 
năng tính toán. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, nội 
dung, kiến thức trong bài học và mối liên quan chặt chẽ với các bài học khác.
 Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy Toán, chưa thực sự nắm bắt xuyên 
suốt nội dung chương trình. Nhất là việc đổi mới chương trình đòi hỏi sự đổi mới 
trong phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh. Việc đởi mới phương 
pháp cần đảm bảo các yếu tố sau: Cần truyền thụ nội dung, kiến thức sao cho hiệu 
 5 Quyển sách tiếp theo mà ngươì giáo viên cần nghiên cứu là chương trình 
sách giáo khoa, các tài liệu liên quan khác.
 3.2. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hoặc các tài liệu dạy học:
 Tôi xem lại chương trình cả cấp học và lớp học mà tôi được phân công, bắt 
đầu từ mục tiêu môn học. Đồng thời tìm hiểu trước để nắm toàn bộ nội dung sách 
giáo khoa, từng chương, từng nhóm kiến thức . .. khối lớp mà tôi sẽ dạy.
 Học xong Toán lớp 5, học sinh phải đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng về: 
 - Khái niệm ban đầu về số thập phân, cộng trừ, nhân chia số thâp phân và tỉ 
số phần trăm. 
 - Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó, biết thu thập và 
xử lí thông tin đơn giản trừ một biêủ đồ hình quạt.
 - Chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo từ lớn đến bé, từ bé đến lớn của các 
bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian và vận tốc.
 - Nhận biết đặc điểm, từ đó tính được diện tích các hình tam giác, hình 
thang. Nhận biết được đường tròn, hình tròn, bán kính, đường kính. Từ đó có kĩ 
năng tính chu vi, diện tích của hình tròn và một tổ hợp hình. Biết một số đặc điểm 
của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và có kĩ năng tính S XQ 
,STP, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 - Biết giải và trình bày các bài toán đến bốn bước tính về: Quan hệ tỉ lệ, tỉ số 
phần trăm, toán chuyển động đều và bài toán có nội dung hình học. 
 Trước tiên giáo viên cần phân tích kĩ nội dung, kiến thức bài dạy. Đối với 
những bài học có liên quan và vận dụng vào thực tế, giáo viên cho học sinh tự liên 
hệ từ ví dụ và trực tiếp cân, đo, đếm. . .để thấy được vai trò quan trọng của môn 
Toán trong đời sống con người.
 Đối với học sinh chưa hoàn thành cần cho lượng bài tập vừa đủ để học sinh 
luyện tập và củng cố kiến thức, không nên cho một lượng bài tập quá tải, quá khó 
để các em nản mà nghĩ mình làm không được.
 Những bài tập nâng dần từ bài dễ đến bài khó, giáo viên chỉ cho học sinh 
chưa hoàn thành thực hành bài các em tính toán được. Những bài khác cho thảo 
luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên nếu còn thời gian, cho các em làm tại lớp 
hoặc về nhà làm lại, tiết sau giáo viên kiểm tra.
 Việc dạy học phải phù hợp theo từng đối tượng học sinh. Ở lớp, tôi chia học 
sinh theo 3 nhóm đối tượng: học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và học 
sinh chưa hoàn thành. Tôi đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng học sinh chưa 
hoàn thành. Tôi cho các em thảo luận đi đến thống nhất những dữ liệu cho biết dễ 
phát hiện và tìm những dữ liệu cần tìm cùng với sự hướng dẫn của giáo viên; cho 
các em xác lập mối liên trong các dữ liệu; cho học sinh nhắc lại công thức áp dụng 
và đi đến thống nhất lời giải, trình bày bài toán cùng với việc động viên, khuyến 
kích kịp thời. Đối với học sinh hoàn thành tốt, giáo viên khéo léo đặt tình huống có 
vấn đề để cho các em khỏi so bì mình được giao việc khó hơn, tự phát huy năng lực 
 7 Khi thực hiện nhân, chia các số thập phân, giáo viên cho học sinh nhắc lại 
nhân, chia số tự nhiên cho một số khác không của các số tự nhiên, sau đó hình 
thành nhân, chia số thập phân. Đối với phép nhân, giáo viên rèn kĩ năng theo ba 
bước: “Nhân Đếm Tách”. Trong chương trình dạy và học, ngoài nhân, chia 
nhẩm với 10;100;100. .. hay nhân chia nhẩm với 0,1;0,01;0,001. . .còn có chia một 
số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà 
thương tìm được là một số thập phân, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, 
chia một số thập phân cho một số thập phân. Các phép chia này có cách gọi khác 
nhau như vậy nhưng khi thực hiện qua bước một (chuyển và bỏ dấu phẩy) thì chỉ là 
phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự 
nhiên hay một số thập phân mà thôi.
 Ví dụ: 24,12:12 hay 2412:1200
 Khi dạy phép chia số thập phân, GV cần giải thích rõ cho học sinh bản chất 
của gạch bỏ dấu phẩy của số chia là nhân số chia với 10;100;1000Và khi gấp số 
chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số bị chia lên bấy nhiêu lần để thương 
không thay đổi.
 Đối với phép chia số thập phân có dư, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh 
phép chia dư trong phép chia có thương là các số tự nhiên thì số dư là duy nhất, 
nhưng phép chia có thương là số thập phân thì thương không phải là duy nhất.
 Ví dụ: 
 16 3 16 3 16 3
 1 5(dư 1) 10 5,3(dư 0,1) 10 5,33(dư 0,01)
 1 10
 1
 Giáo viên cần lưu ý cho học sinh đánh dấu phẩy chính xác ở thương và xác 
định số dư thuộc hàng phần nào của số thập phân: Vì thương là 5,3 có hàng phần 
mười nên số dư là 1 ; thương là 5,33 hàng phần cuối cùng là hàng phần trăm nên số 
 10
dư là 1 . Nếu học sinh chưa hoàn thành còn lúng túng thì giáo viên phải đặt thước 
 100
sau hàng đơn vị giúp các em xác định số dư chính xác.
 3.2.2. Đại lượng và đo đại lượng:
 Dạy và học đo lường là hình thành kĩ năng thực hành, năng lực tư duy của 
học sinh. Giáo viên hình thành cho các em những đại lượng thường gặp trong đời 
sống, thực hành đo trực tiếp hay gián tiếp phép đo đại lượng, sử dụng cụ đo, biểu 
diễn kết quả đo diện tích, thể tích, thời gian, vận tốc và tổng kết, hệ thống hoá kiến 
thức về đo lường.
 Giáo viên nên chọn một đơn vị để dạy mẫu tỉ mĩ cho học sinh nắm chắc mối 
quan hệ giữa đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích, thể tích. Giáo viên hướng 
dẫn cho học sinh phát hiện cm 2, dm2, m2, dm3, cm3 . . . chỉ là kí hiệu dễ nhớ và có 
 9 tính vận tốc của chuyển động đều trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không và 
đường thủy.
 Khi dạy toán chuyển động đều, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hướng giải 
theo các hướng sau:
 - Nhắc lại công thức tính hoặc những kiến thức cần thiết có liên quan.
 - Liệt kê những dữ kiện đã cho và phải tìm.
 - Quan sát các dữ kiện nào thay thế được vào công thức, còn dữ kiện nào 
phải tìm.
 - Lập mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố nào phải tìm, có thể 
lập mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho để tìm các yếu tố cần cho công thức hoặc 
cần cho những yếu tố cần phải tìm (có thể sử dụng phương pháp giải toán).
 - Thay các yếu tố đã cho và các yếu tố tìm được vào công thức để tính theo 
yêu cầu.
 - Giáo viên nên cho học sinh đọc đề và phát hiện dạng toán chuyển động đều 
có một hay hai động tử đang chuyển động và chúng chuyển động như thế nào với 
nhau.
 + Khi có hai động tử chuyển động ngược chiều, cùng chiều với nhau (với 
chuyển động thực tế trên đường bộ, đường sắt và đường hàng không), giáo viên 
nên cho học sinh liên hệ thực tế trong cùng một giờ vận tốc ở A và ở B đều cùng 
chuyển động trên cùng một quãng đường, hay hai vận tốc xuất phát cùng chiều 
khác thời gian trên cùng một quãng đường cần phải đuổi kịp. Để học sinh phát hiện 
tìm ra công thức có hai động tử đang chuyển động.
 Scùng chiều= T x ( V1-V2) T = S:(V1-V2) (Hiệu hai vận tốc)
 Sngược chiều =T x ( V1 +V2) T = S:(V1+V2) (Tổng hai vận tốc)
 + Khi hai động tử chuyển động ngược dòng, xuôi dòng (chuyển động trên 
đường thuỷ), giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế, nhận biết do sức đẩy của dòng 
nước chảy và đưa ra hướng giải.
 Vxuôi dòng = Vthực + Vdòng nước
 Vngược dòng = Vthực - Vdòng nước
 Và từ đó biết tìm ra vận tốc thực : Vthực = Vxuôi dòng -Vngược dòng 
 - Ngoài ra trong chương trình toán chuyển động đều có bài dạng toán hai vòi 
nước chảy cùng đày bể, hai người thợ cùng làm xong một công việc nào đó . . . 
Giáo viên nên hướng cho học sinh nhận biết nước chảy đầy bể hay làm xong công 
việc chính là quãng đường, mỗi giờ chảy được hay mỗi giờ làm được chính là vận 
tốc. Từ đó các em dựa vào công thức và tìm dữ liệu để giải toán.
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan_c.doc