SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”.

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.

Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.

Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.

doc 31 trang minhvy 02/05/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2
 PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH
/ TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
 SÁNG KIẾN
Tên đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 DẠY VÀ HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3A
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
 Tên tác giả: Lê Đăng Vương
 Năm học: 2018-2019
 1
 Năm học: 2014 - 2015 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 1.1 Lí do khách quan:
 Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – 
hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự 
lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung 
Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, 
phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học 
cơ sở ”.
 Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn 
Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức 
tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn 
không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết 
mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
 Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy 
học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là 
phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
 Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài 
phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời 
sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác 
đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên 
khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong 
sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
 1.2. Lí do chủ quan:
 Chắc rằng mỗi giáo viên ai cũng hiểu: Phân môn Tập làm văn là một 
phân môn có vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hình thành văn bản 
nói và viết. Đây là một môn khó dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. 
Dạy phân môn Tập làm văn được tốt tức là người giáo viên đã thâm nhập cả 
chuỗi kiến thức từ các phân môn: tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu. Chính 
vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các 
kiến thức của môn Tiếng Việt. Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu 
chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ 
năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt ở lớp 3, phân môn tập làm văn rèn bốn kỹ 
năng: nói, nghe, đọc và viết. Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp 
kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn 
bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại 
được những mẫu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp. Qua từng nội dung 
bài dạy, phân môn tập làm văn nhằm bồi dưỡng thái độ ứng xủ có văn hoá, 
 3 Để đạt được mục tiêu trên tôi đã xác định cho mình những nhiệm vụ 
cần nghiên cứu sau:
 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở 
trường tiểu học.
 Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 3.
 Khảo sát phân môn Tập làm văn ở đầu năm và cuối tháng 11/2018.
 Tìm ra nguyên nhân của thực trạng hiện nay.
 Đề xuất một số biện pháp khắc phục có hiệu quả.
 Kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.
 4.2. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát
 - Phương pháp luyện tập, thực hành
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp trao đổi, tranh luận.
 Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các 
phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
 "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập 
làm văn lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2" với các dạng bài “Nghe - 
Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 - Chất lượng dạy và học môn Tập làm văn được nâng cao. Học sinh tích 
cực, hứng thú trong học tập. Giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học 
hợp lí, tổ chức hoạt động phù hợp.
 - Rút ra được bài học kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh.
 - GV rút ra được nhiều kinh nghiệm tâm đắc. 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều 
đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, 
rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn 
 5 a ) Giới thiệu bài (1 – 2 phút). 
 b ) Hướng dẫn làm các bài tập (20 – 25 phút). Thực hành giải lần lược 
các bài tập bằng nhiều hình thức, chú ý nội dung từng tiết dạy như: Rèn nghe-
nói-đọc-viết, hoặc những hình thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu yêu 
cầu. 
 • Phần 3: Củng cố dặn dò (1 – 2 phút). Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ 
năng vừa học, nêu yêu cầu cho hoạt đông tiếp theo. 
 1.4. Các hình thức luyện tập trong Phân môn Tập Làm Văn lớp 3. 
Học sinh được luyện tập chủ yếu qua các bài tập : 
 Bài tập nghe, bài tập nói, bài tập viết. 
 a ) Bài tập nghe: Học sinh được luyện tập qua các tiết học sau. 
 - Tuần 4: Nghe kể: Dại gì mà đổi. 
 - Tuần 7: Nghe kể: không nỡ nhìn. 
 - Tuần 11: Nghe kể: tôi có đọc đâu. 
 - Tuần 14: Nghe kể: Tôi cũng như bác. 
 - Tuần 15: Nghe kể: Giấu cày. 
 - Tuần 16: Nghe kể: Kéo cây lúa lên. 
 - Tuần 19: Nghe kể:Chàng trai phù ủng. 
 - Tuần 21: Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống. 
 - Tuần 24: Nghe kể: Người bán quạt may mắn. 
 - Tuần 32: Nghe kể: Vươn tới các vì sao. 
 • Yêu cầu. 
 - Học sinh hiểu nội dung câu chuyện, thuật lại câu một cách mạnh 
dạng, tụ tin. 
 - Học sinh thấy được ý nghĩa (cái hay, cái đẹp, cái cần phê phán) trong 
câu chuyện. 
 - Biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu. 
 - Giọng kể phù hợp nội dung từng câu chuyện. 
 b ) bài tập nói: Học sinh luyện tập qua các tiết học sau. 
 - Tuần 1: Nói về Đội. 
 - Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp. 
 - Tuần 6: Kể lại buổi đàu em đi học. 
 - Tuần 8: Kể về người hành xóm. 
 - Tuần 11: Nói về quê hương. 
 - Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất nước. 
 7 2.1.Thuận lợi:
 -Giáo viên:
 Trong việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu 
học, do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và 
rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói – viết ở nhiều thể loại 
khác nhau. Vì vậy, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp 
dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành 
những bài văn nói – viết một cách độc lập, sáng tạo.
 Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. 
Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn 
và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. 
Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí 
tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học 
sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.
 Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, 
sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói 
tốt sẽ trình bày bài viết tốt.
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài 
liệu giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.
 - Học sinh:
 Ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tòi học hỏi.
 Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập 
làm văn nói riêng rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày 
đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.
 Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, 
miêu tả từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm 
văn lớp ba.
 2.2.Khó khăn:
 Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng 
Việt, vì vậy việc dạy – học ở phân môn này có những hạn chế nhất định.
 Trong việc rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư 
nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ 
chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa 
sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Một số bài trong 
chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thaoDụng 
cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không 
nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
 Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, một số học sinh 
chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời 
 9 những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, 
giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên 
tivi,hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị 
những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó 
các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong 
việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào 
một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, 
một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực 
sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm 
văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được 
năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
 3.2. Tìm hiểu nội dung đề bài:
 3.2.1 Xác định rõ yêu cầu các bài tập:
 Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học 
sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu 
cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội 
dung đề tài cần luyện tập.
 3.2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
 Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi 
ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; 
học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. 
Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững 
nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ 
ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi 
gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên 
kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
 3.2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý:
 Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các 
em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày 
đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là 
từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để 
học sinh làm bài dễ dàng hơn. 
 3.2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
 Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh 
lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng 
tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý 
tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều 
học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng 
sửa chữa sai sót cho học sinh. 
 Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình 
cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon.doc