SKKN Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học

Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện.

Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm nhạc bao gồm kiến thức kĩ năng ,cơ sở kĩ năng phương pháp dạy học. Điều đặc biệt hơn cả là những kiến thức kĩ năng phương tiện của bộ môn âm nhạc không phải là khoa học tự nhiên hay xã hội đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm nhạc.

Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan nhiệm dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học đề giờ dạy phong phú,đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học .

Môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú ý hơn về thời gian, chương trình bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách và hát ngân nghỉ ,luyến láy như thế nào trong một bài hát cụ thể. Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trìu tượng với lứa tuổi của học sinh tiểu học đặt biệt là các em học sinh lớp 1,2 và thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm ,hát sai giai điệu của bài hát dẫn đến các em không có hứng thú học nhạc..

doc 21 trang minhvy 29/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học

SKKN Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
 SÁNG KIẾN
 Đề tài :
“ Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc 
 nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học ”.
 Tác giả : PHAN THỊ PHƯƠNG TRANG
 Năm học : 2018 - 2019
 1 MỤC LỤC
I/ Đặt vấn đề trang 1
 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................trang 1
 2. Lịch sử đề tài....................................................................trang 2
 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................trang 2
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................trang 2
 5. Giới hạn nghiên cứu.........................................................trang 3
 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ................................trang 3
II/ Giải quyết vấn đề .....................................................................trang 3
 1. Cơ sở lí luận.....................................................................trang 3
 2. Thực trạng .......................................................................trang 4
 3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề..................trang 7
 4. Hiệu quả...........................................................................trang 15
III/ Kết luận...........................................................trang 15
 1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày ...............trang 15
 2. Điều kiện áp dụng ...........................................................trang 16
 3. Kiến nghị..........................................................................trang 16
 4. Hướng phát triển của đề tài..............................................trang 17
 Tài liệu tham khảo
 3 nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm 
nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy làm thế nào để giúp học sinh “ Nâng cao hiệu 
quả và tạo hứng thú học tập môn âm nhạc cho học sinhTiểu học ” đó là điều 
trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp.
 Từ những điều trăn trở đó, bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra cách 
giảng dạy làm sao cho học sinh hứng thú, yêu thích môn âm nhạc từ đó mới tạo 
động lực để các em tập trung học tập để nâng cao hiệu quả môn nhạc hơn và 
“ Phương pháp đưa trò chơi vào trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc 
nhằm nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học ”. 
 Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn 
nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp 
 2. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI :
 Đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu trong 2 năm, áp dụng thực tế trong năm 
học 2018 - 2019
 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 - Thu hút sự tập trung của học sinh trong tiết dạy 
 - Nắm được khả năng tiếp thu của HS để rút ra một số phương pháp giảng dạy 
phù hợp
 - Đề xuất các biện pháp tích cực để học sinh có hứng thú và yêu thích môn âm 
nhạc hơn 
 4. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
 - Nghiên cứu có những tài liệu liên quan 
 - Khảo sát chất lượng để nắm được khả năng cũng như hứng thú học tập của 
học sinh
 - Khảo sát đánh giá nguyên nhân qua số liệu khảo sát
 - Qua tình hình thực tiễn rút ra một số phương pháp mới để giảng dạy phân 
môn hát nói riêng và môn âm nhạc nói chung đạt hiệu quả hơn
 - Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp 
 - Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả 
bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
 - Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới 
thiệu đề mục mới
 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động 
sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
- Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.
- Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học âm 
nhạc.
 5 - Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm nhạc 
phải đảm bảo những yêu cầu: 
 + Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động âm 
nhạc cho giáo viên dạy chuyên nhạc.
 + Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn trong chương trình 
bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động âm 
nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo những nguyên 
tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy nhạc cho trẻ 
phải dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh nói chung và không chỉ bồi dưỡng và 
dạy cho các em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về âm nhạc nói riêng. 
 2. THỰC TRẠNG :
 Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu phương pháp dạy hát nhạc của rất 
nhiều đồng nghiệp tôi được biết: đa số giáo viên lên lớp với hình thức thầy 
truyền thụ kiến thức có sẵn trong tài liệu, sách giáo khoa với các phương pháp 
dạy học cũ, chủ yếu là truyền miệng, hát, đọc nhạc mẫu, học sinh không hiểu, 
thụ động , nghe và bắt chước theo thầy dẫn đến việc các em chán học, học để đối 
phó, không có hứng thú.cho nên tới giờ học nhạc các em sợ lắm.
 Bên cạnh đó một số trường vẫn chưa đủ giáo viên dạy riêng cho bộ môn 
này, do vậy giáo viên chủ nhiệm vẫn phải kiêm nhiệm dạy bộ môn này, đến giờ 
học hát giáo viên chủ nhiệm chỉ cho học sinh ghi đầu bài và dạy học sinh hát 
theo cách truyền miệng,vẫn còn hiện tượng học sinh hát sai nhiều. Một số 
trường có giáo viên chyên nhạc thì lên lớp không có đồ dùng dạy học, không sử 
dụng được nhạc cụ dạy học sinh theo phương pháp cũ: thầy hát mẫu, trò hát theo 
lối bắt chước, giáo viên chuyên nhạc vẫn chưa chú trọng vào việc giảng dạy 
phân môn này, chỉ có một số rất ít có giáo viên có ý thức nghiên cứu bài dạy 
trước khi lên lớp và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học.
 Nhìn chung các giáo viên chuyên chưa đi sâu nghiên cứu để khám phá 
phương pháp dạy học cho phù hợp, đạt hiệu quả, hay nói một cách khác là giáo 
viên dạy hát nhạc chưa biết đổi mới phương pháp dạy học để phát huy khả năng 
vốn có của học sinh. Có thể nói đây là vấn đề bức xúc, là trở ngại lớn để thực 
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy năng khiếu bẩm sinh của các em. Đối 
với học sinh lớp 3,4,5 thì việc học hát, học nhạc có lợi hơn vì các em đã lớn, cơ 
quan phát âm của các em phát triển hơn, có ý thức học tập và tiếp thu bài tốt 
hơn. 
 Để nắm bắt tình hình học bộ môn âm nhạc của học sinh tiểu học tôi đã theo 
dõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn rất thấp, phần lớn các em vẫn 
chưa cảm thụ hết môn nghệ thuật này. Qua trao đổi với học sinh lớp 3,4,5 tôi 
thấy hầu hết các em rất thích học nhạc, học hát nhưng lại không hiểu thế nào là 
hát đúng nhạc, hát có truyền cảm...Thấy thầy hát thì hát theo thầy gõ đệm thì gõ 
theo chứ không hiểu thế nào là gõ đúng , hát đúng .
 7 .
 Đề kiểm tra lớp 5B
A) Phần vận động :
Câu 1: Em hãy hát, kết hợp gõ đệm theo phách một đoạn trong bài 
 “ Reo vang bình minh ” nhạc và lời của Lưu Hữu Phước
B) Phần tự luận :
Câu 2 : Em hãy gõ đệm theo phách với các kí hiệu sau:
( phách mạnh “ > ”,phách nhẹ “ + ”) vào lời ca của các bài hát đã học ở lớp 5
a.Con chim hay hót.Nó đứng nó hót cành đa
..... 
b.Khắp nơi bình minh rắc gieo hương nồng.
Câu 3 : Em hãy chép lại lời ca bài hát :
 ƯỚC MƠ
 Nhạc Trung Quốc 
 Lời Việt : An Hòa 
.
.
.
.
.
Câu 4 : Em có thích học môn âm nhạc không ? Tại sao ? 
..
..
..
..
 2.1. Kết quả khảo sát :
 Giỏi Khá TB Yếu Thái độ
 Sĩ 
Lớp Không 
 số SL % SL % SL % SL % Thích
 thích
3A 30 3 10 9 30 15 50 3 10 25 5
 9 dạy học cũ, tôi đã nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy âm nhạc bằng cách 
hướng vào giải quyết những vấn đề sau: 
 - Giúp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học cụ thể như: dùng các nhạc cụ 
gõ như thanh phách,song loan, trống và một số phương pháp như uốn nắn 
những sai sót, biễu diễn trước đám đông 
 - Tổ chức các trò chơi âm nhạc qua hình tiết tấu trong phần dạy hát nhằm 
thu hút sự chú ý và phát huy tốt khả năng âm nhạc của học sinh, tạo tính tích cực 
chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Cải thiện phương pháp dạy môn 
âm nhạc để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. 
 * CÁCH GIẢI QUYẾT : 
 - Những vấn đề chung :
 + Về phía học sinh :
 Để học sinh tiểu học tự tin và học tốt môn âm nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi 
hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau: 
 - Thói quen khi lên bảng hát không e ngại trước tập thể, tập mạnh bạo trong 
khi múa hát, cũng như gõ đệm hay tham gia trò chơi ... 
 - Giờ học phải chú ý học hát, gõ đệm dưới sự chỉ đạo của giáo viên 
 - Biết vận dụng vào nhạc, vào sự hướng dẫn của GV để hát và gõ đệm cho 
đúng, phải tạo cho mình kiến thức âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh 
người hát, sau bài học phải biết hát và gõ đệm ở mức độ đơn giản nhất. 
 - Tạo cho các em hứng thú học tập thông qua các trò chơi 
 + Về phía giáo viên: 
 - Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc sơ đẳng 
cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham 
hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên 
quan trong bài với giáo viên. 
 - Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sự chú 
ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng các 
phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý đối 
với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học.
 - Cần quan tâm rèn luyện chú ý đến học sinh chưa có năng khiếu, học sinh 
khó khăn về học 
 - Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên 
môn,học hỏi đồng nghiệp
 - Hướng dẫn học sinh tiểu học học môn âm nhạc bao gồm các phương 
pháp sau:
 11 Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong 
câu hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 nốt đen, 
nốt đơn, phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm 
thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được 
điểm khác của hai cách gõ trên.
 Như vậy với học sinh lớp 1 và 2 giáo viên dạy cho học sinh tập gõ đệm 
bằng cách áp đặt về cách gõ và hướng dẫn các em luyện tập nhiều lần. 
 Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5. Các em đã được học về các hình nốt trắng, 
nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác 
thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định 
nhịp, xác định cách gõ phách trong câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là 
mũi tên .
Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có 
sử dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuông nhạc. Để các em hát và gõ 
đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : 
Nếu gõ phách thì biết phân chia phách (đánh phách).Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu 
nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ 
không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen.
 Giáo viên cho học sinh nêu về 3 cách gõ với câu hát đầu. Giáo viên yêu cầu 
học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách hoặc song loan. 
Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến hết 
bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực 
hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách hơn 
 Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách cứng 
nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ 
đệm cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em 
sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" 
tốt hơn. Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa 
chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp 
đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và 
giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp.
 Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài 
hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách 
xác định nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà 
luyện tập cho học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài.
 Để củng cố kiến thức và nhằm kiểm tra các em có hiểu bài hay không thì giáo 
viên sẽ tổ chức các trò chơi “Bắt chước tiếng động vật qua âm hình tiết tấu”,“ 
Nghe tiết tấu đoán câu hát hoặc bài hát,tác giả ”, “ Nghe giai điệu đoán lời ca ”“ 
Hát hay gõ đúng”, “ Bàn tay khuông nhạc ” đồng thời cũng tạo không khí sôi 
nổi ,thi đua và tạo hứng thú học tập ở các em hơn.
 * Phương pháp thực hành, luyện tập :
 13

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_dua_tro_choi_vao_trong_qua_trinh_giang_day.doc