Tài liệu ôn tập môn GDTC Lớp 9 - Tiết 69+70: Bóng chuyền

A. LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ THI ĐẤU
ĐIỀU 1: SÂN THI ĐẤU

Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và đối xứng
1.Kích thước:
Sân thi đấu hình chữ nhật, kích thước 18 x 9m

2. Mặt sân:
Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và được làm bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp

3. Khu phát bóng:
Khu phát bóng là khu rộng 9m nằm sau đường biên ngang (không tính đường biên ngang)
ĐIỀU 2: LƯỚI VÀ CỘT LƯỚI
Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới là 2,24m (nữ hoặc thiếu niên), 2,43 (nam)

Một đội gồm tối đa 12 vận động viên

Trang phục thi đấu của một vận động viên gồm: áo thể thao, quần đùi, tất và giầy thể thao.
ĐIỀU 3: ĐỘI TRƯỞNG
Đội trưởng và huấn luyện viên là những người chịu trách nhiệm về hành vi và kỷ luật của các thành viên trong đội

Đội trưởng:
Trước trận đấu, đội trưởng phải ký vào biên bản thi đấu và thay mặt đội bắt thăm
Trong trận đấu, đội trưởng vào đấu là đội trưởng trên
Khi đội trưởng của đội không vào sân thi đấu, huấn luyện viên hoặc bản thân đội trưởng phải chỉ định một vận động viên khác làm đội trưởng trên sân. Vận động viên này chịu trách nhiệm làm đội trưởng trên sân đến khi bị thay ra hoặc đội trưởng của đội lại vào sân thi đấu, hoặc khi hiệp đấu kết thúc.
Khi bóng ngoài cuộc, chỉ đội trưởng trên sân được quyền nói với trọng tài

docx 7 trang minhvy 28/10/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn GDTC Lớp 9 - Tiết 69+70: Bóng chuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập môn GDTC Lớp 9 - Tiết 69+70: Bóng chuyền

Tài liệu ôn tập môn GDTC Lớp 9 - Tiết 69+70: Bóng chuyền
 MÔN GDTC LỚP 9
 HƯỚNG DẪN HỌC TIẾT 69 -70 : BÓNG CHUYỀN
 Nội dung: Luật bóng chuyền
 Thể lực
 Yêu cầu: Học sinh nắm được luật thi đấu bóng chuyền
 Thực hiện và duy trì thói quen tập thể lực hàng ngày
 A. LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN 
SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ THI ĐẤU
ĐIỀU 1: SÂN THI ĐẤU
 Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và đối xứng 
1.Kích thước:
Sân thi đấu hình chữ nhật, kích thước 18 x 9m 
2. Mặt sân:
 Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và được làm bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp 
3. Khu phát bóng:
Khu phát bóng là khu rộng 9m nằm sau đường biên ngang (không tính đường biên 
ngang)
ĐIỀU 2: LƯỚI VÀ CỘT LƯỚI
 Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới là 2,24m 
(nữ hoặc thiếu niên), 2,43 (nam)
 NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
ĐỘI BÓNG 3
 Tiến hành bắt thăm với sự có mặt của hai đội trưởng hai đội 
 Đội thắng khi bắt thăm được chọn:
 Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng 
Hoặc chọn sân. Đội thua lấy phần còn lại.
2. Khởi động:
 Trước trận đấu, nếu các đội đã khởi động tại sân phụ thì được cùng khởi động 
với lưới là 6 phút; nếu không có thể là 10 phút 
Nếu (cả) hai đội trưởng yêu cầu khởi động riêng với lưới thì thời gian cho mỗi đội 
khởi động là 3 hoặc 5 phút 
3. Đội hình thi đấu của đội:
Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi thi đấu.
Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân. Trật tự 
này phải giữ đúng suốt hiệp đấu 
4. Vị trí:
 ở thời điểm vận động viên phát bóng đánh bóng đi thì trừ vận động viên này, các 
cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay 
vòng 
Vị trí của các vận động viên được xác định đánh số như sau:
Ba vận động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước: vị trí số 
4 (trước bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải).
Ba vận động viên còn lại là các vận động viên hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 
(ở sau giữa) và 1 (sau bên phải).
Khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào 
trên sân của mình và khu tự do 
5. Lỗi sai vị trí: 
Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi vào thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng có 
bất kỳ vận động viên nào đứng không đúng vị trí 
Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc vận động viên phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng lúc 
đánh phát bóng đi thì phạt lỗi phát bóng trước lỗi sai vị trí.
Nếu vận động viên phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng và có lỗi sai vị trí trước 
thì bắt lỗi sai vị trí trước.
Phạt lỗi sai vị trí như sau:
Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó 
Các vận động viên phải đứng lại đúng vị trí của mình 
6. Xoay vòng:
Thứ tự xoay vòng theo đội hình đăng ký đầu mỗi hiệp, và theo đó để kiểm tra trật 
tự phát bóng và vị trí các vận động viên trong suốt hiệp đấu 
 Khi đội đỡ phát bóng giành được quyền phát bóng, các vận động viên của đội phải 
xoay một vị trí theo chiều kim đồng hồ: vận động viên ở vị trí số 2 chuyển xuống 
vị trí số 1 để phát bóng, vận động viên ở vị trí số 1 chuyển sang vị trí số 6 
7. Lỗi thứ tự xoay vòng: 
Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng thứ tự xoay vòng 
 Phạt như sau:
Đội bị phạt thua pha bóng đó 
Các vận động viên phải trở lại đúng vị trí của mình 5
 Bóng đánh sang sân đối phương phải đi qua khoảng không bóng qua trên lưới 
 2. Bóng chạm lưới:
Khi qua lưới bóng có thể chạm lưới.
 Bóng ở lưới:
 Bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chưa quá 3 lần chạm bóng 
 Nếu bóng làm rách mắt hoặc giật lưới chùng xuống thì xóa bỏ pha bóng đó và 
đánh lại.
 ĐIỀU 9: PHÁT BÓNG
1.Phát bóng: là hành động đưa bóng vào cuộc của vận động viên bên phải hàng 
sau đứng trong khu phát bóng 
 Quả phát bóng đầu tiên của hiệp:
 Quả phát bóng đầu tiên của hiệp 1 và 5 do bắt thăm của đội quyết định 
 Ở các hiệp khác, đội nào không được phát bóng đầu tiên ở hiệp trước thì được 
phát trước.
 2.Trật tự phát bóng:
 Các vận động viên phải phát bóng theo trật tự ghi trong phiếu báo vị trí 
 Sau quả phát bóng đầu tiên của một hiệp, phát bóng của vận động viên được 
quyết định như sau 
 Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó, thì vận động viên đang phát bóng (hoặc 
cầu thủ dự bị thay vào) tiếp tục phát bóng 
 Nếu đội đỡ bóng thắng pha bóng đó, thì đội đó giành quyền phát bóng và phải 
xoay vòng trước khi phát bóng Vận động viên bên phải hàng trên, chuyển xuống 
bên phải hàng sau để phát bóng.
 3. Thực hiện phát bóng: 
 Vận động viên thực hiện phát bóng bằng một tay hoặc bất cứ phần nào của cánh 
tay sau khi đã tung hoặc để rời bóng khỏi bàn tay.
 Chỉ được tung hay để bóng rời tay một lần. Được phép đập bóng, chuyển động 
bóng trong tay.
 Lúc phát bóng, vận động viên phát bóng có thể chạy lấy đà phát bóng hay nhảy 
phát bóng nhưng vận động viên phát bóng không được chạm sân đấu (kể cả đường 
biên ngang) hoặc chạm vùng sân ngoài khu phát bóng Sau khi đánh bóng, vận 
động viên có thể giẫm vạch, bước vào trong sân hoặc ngoài khu phát bóng.
4. Lỗi phát bóng:
Các lỗi sau đây bị phạt đổi phát bóng kể cả khi đối phương sai vị trí 
 Sai trật tự xoay vòng 
 Không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng 
 5. Lỗi sau khi đánh phát bóng.
Sau khi bóng được đánh đi đúng động tác, quả phát đó phạm lỗi (trừ trường hợp 
vận động viên đứng sai vị trí khi phát bóng) nếu:
 Bóng phát đi chạm vận động viên của đội phát bóng hoặc không hoàn toàn qua 
mặt phẳng thẳng đứng của không gian bóng qua trên lưới 
 Bóng ra ngoài sân (Điều 8.4).
 Bóng phát đi bay qua trên hàng rào che 
6. Lỗi phát bóng và lỗi sai vị trí:
 Nếu cùng lúc vận động viên phát bóng phạm lỗi phát bóng (không đúng động 7
 Bóng qua không gian dưới lưới 
 Hết trận đấu, trọng tài phải ký vào biên bản thi đấu 
B.THỂ LỰC
Nhảy dây: mỗi ngày thực hiện nhảy dây 2 lần mỗi lần 40 giây, thời gian nghỉ giữa 
2 lần nhảy là 5 phút 

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_gdtc_lop_9_tiet_6970_bong_chuyen.docx